Tag

Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 07/11/2019 20:26
aa
TTTĐ - Bây giờ có dịp về các vùng nông thôn của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) mới thấy hết sự đổi thay của làng quê nơi đây. Dọc theo những con đường nhựa, đường bê tông nông thôn là những ngôi nhà tường mới khang trang, hiện đại, được điểm xuyến thêm bởi những khóm hoa đủ màu sắc, những hàng cây xanh hai bên ta luy đường, cùng những hàng rào dâm bụt bốn mùa xanh ngát. Đó cũng chính là thành quả sau gần 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới của huyện.

Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới

Cây lúa trên đất nuôi tôm ở Mỹ Xuyên giờ phát triển lên tầm cao mới với giống lúa đặc sản ST24 sản xuất theo quy trình hữu cơ

Bài liên quan

Thị xã Ngã Năm: Hành trình 10 năm xây dựng và hoàn thành nông thôn mới

Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

Nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đến thời điểm hiện tại đã cơ bản hoàn thiện, toàn bộ đường trục xã, liên xã đã được bê tông cứng hóa, đáp ứng 100% nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dân sinh. Đầu năm 2019, huyện tiếp tục chỉ đạo 8/10 xã triển khai xây dựng tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, các xã tập trung nâng cấp đường liên ấp, ngõ xóm (theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm), khu dân cư tập trung có hệ thống đèn chiếu sáng; trồng cây xanh, hoa, xây hàng rào hai bên đường và sạch đường sạch ngõ.

Bên cạnh hệ thống đường giao thông, các tuyến kênh trục chính, kênh sườn trên địa bàn huyện đều được thông tuyến và đấu nối với các hệ thống sông chính (tạo nguồn) phù hợp với quy hoạch phục vụ tốt cho sản xuất cả tôm lẫn lúa và dân sinh. Ngành điện cũng đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống truyền tải điện đến tất cả các xã, ấp, đảm bảo cho các hộ dân trên địa bàn huyện được và mắc điện kế phục vụ sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của nhân dân, không còn tình trạng vi phạm câu đuôi sau đồng hồ điện. hiện toàn huyện có 10/10 xã có tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn, đạt trên 98% và tăng 3,7% so với năm 2011. Tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đạt trên 60%.

Đặc biệt, toàn huyện hiện không còn nhà tạm, còn số hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định là 37.080 căn, đạt 94,18%; tăng 78,18 % so với năm 2011. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt 99,5% (trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 55,5%, tăng 4,95% so với năm 2015). Huyện thường xuyên, phát động phong trào xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường nông thôn.

Giá trị, hiệu quả sản xuất ngày càng cao

Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng được đầu tư đã thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững và luôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn và định hướng chuyển đổi sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn liền với tiêu thụ các mặt hàng chủ lực như: mô hình tôm - lúa, bò sữa, bò lai sind, màu theo hướng an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Hợp tác, liên kết phát triển bò sữa là một trong những chương trình rất thành công của huyện Mỹ Xuyên
Hợp tác, liên kết phát triển bò sữa là một trong những chương trình rất thành công của huyện Mỹ Xuyên

Ông Đặng Văn Phương – Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mỹ Xuyên, phấn khởi cho biết: “Qua gần 10 năm tập trung chỉ đạo sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, đến nay giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của huyện đã đạt 165 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2011, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân khu vực nông thôn”.

Nói đến hiệu quả sản xuất của huyện Mỹ Xuyên không thể không nói đến vai trò của công tác tổ chức sản xuất. Các HTX thủy sản liên kết đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản) và liên kết tiêu thụ sản phẩm, như: HTX Nông ngư 14/10 Hòa Nhờ A, xã Hòa Tú 2, HTX tôm – lúa Hòa Đê... Các THT chăn nuôi bò sữa của xã Tham Đôn, Đại Tâm và Thạnh Phú thực hiện liên kết tiêu thụ sản lượng sữa bò với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk với lợi nhuận bình quân là 30.000 đồng/con/ngày (7.100.000 đồng/con/năm)...

Đánh giá về công tác này, ông Đặng Văn Phương cho biết thêm: “Nhìn chung các HTX, THT hoạt động khá tốt, có 10/10 xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương. Sự hoạt động có hiệu quả của các HTX, THT không chỉ gia tăng hiệu quả sản xuất, mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và thành viên tạo thành liên kết theo chuỗi giá trị, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí và tăng thu nhập cho nông dân”.

Phát huy nội lực và truyền thống anh hùng

Khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, huyện Mỹ Xuyên có 10 xã và 1 thị trấn; trong đó, có 6 xã thuộc vùng căn cứ kháng chiến, là vùng xa xôi cách trở, mỗi năm có 2 mùa ngọt, lợ đan xen và 4 xã vùng ngoài với phần đông là đồng bào dân tộc Khmer. Chỉ nhìn vào những điều kiện đặc thù trên cũng đủ thấy xuất phát điểm của Mỹ Xuyên là khá thấp và điều đó được minh chứng qua con số ở giai đoạn khởi đầu này, như: tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 27,84%; thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/người/năm; chỉ có 2 xã đạt từ 9-10 tiêu chí, các xã còn lại đạt dưới 6 tiêu chí. Tuy nhiên, chỉ sau gần 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, cả về cơ sở hạ tầng thiết yếu lẫn đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Năm nay tôm nuôi trúng mùa, trúng giá giúp tăng thu nhập và góp phần đưa 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Năm nay tôm nuôi trúng mùa, trúng giá giúp tăng thu nhập và góp phần đưa 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Lý giải cho thành công trên, ông Đặng Văn Phương cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là nhờ huyện tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Ông Phương đúc kết: “Khi bắt tay thực hiện chương trình, Đảng bộ, chính quyền huyện Mỹ Xuyên xác định công việc đầu tiên phải làm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người dân hiểu rõ vai trò chủ thể của mình nhằm phát huy nội lực và truyền thống anh hùng của quê hương Nam kỳ khởi nghĩa”. Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền cùng với đó là việc phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2019 và phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, nên sau 10 năm, 10/10 xã của huyện đều đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và huyện phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đồng thời có 3 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 42,5 triệu đồng vào năm 2018, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo từ 25,84% năm 2011 xuống còn 3,95% cuối năm 2018; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 40%, tăng 19% so với năm 2011; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm 92,9%...

Đọc thêm

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông Nông thôn mới

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn TP năm 2024.
Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3 Kinh tế

Nông nghiệp Hải Phòng ước thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng sau bão số 3

TTTĐ - Chiều 3/10, Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức đã thông kê thiệt hại sau bão số 3 trên địa bàn ước là 4.881,898 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Nông thôn mới

Nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.
Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Xem thêm