Tag

Huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Loay hoay với tình trạng nông dân bỏ ruộng?

Nông thôn mới 24/12/2020 11:36
aa
TTTĐ - Là huyện thuần nông của thành phố Hải Phòng, tuy nhiên, theo thống kê vụ Mùa năm 2020, trên địa bàn huyện Kiến Thụy có tới gần 900ha đất nông nghiệp không canh tác. Theo cơ quan chức năng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng chủ yếu là do canh tác không hiệu quả và thiếu nguồn lao động dẫn tới người dân tỏ ra thờ ơ.
Huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Loay hoay với tình trạng nông dân bỏ ruộng?
Cánh đồng xã Đại Đồng, Kiến Thuỵ trước kia là những "Bờ xôi, ruộng mật", nay đã thành cánh đồng hoang, cỏ dại

Hàng trăm héc-ta đất bỏ hoang nhiều năm

Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Nam thành phố Hải Phòng bao gồm 17 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 5.078,81ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa 4.869,91ha. Tuy nhiên, theo thống kê trên địa bàn huyện có tới 556,936ha đất bỏ nhiều năm không canh tác và 892,54ha không canh tác vụ mùa năm 2020.

Theo UBND huyện Kiến Thụy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiệu quả sản xuất lúa thấp hơn so với các ngành nghề khác; Ảnh hưởng của thời tiết; Hệ thống thủy lợi nội đồng sau nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo...; Thiếu lực lượng lao động trẻ tâm huyết với sản xuất nông nghiệp do sự chuyển dịch lao động sang các khu công nghiệp, dịch vụ.

Hiện nay, phần lớn lao động nông nghiệp là lao động già vẫn sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa thực hiện các quy trình khoa học kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trước thực trạng trên, địa phương này đã triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Huyện chỉ đạo các xã còn lại tiếp tục triển khai công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, nâng cấp hệ thống máng cứng sau trạm bơm, giao thông, tạo điều kiện đầu tư cho sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học, công nghệ...

Huyện tiếp tục triển khai chương trình tích tụ ruộng đất, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả sang một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hành hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao; Tăng cường các biện pháp bảo vệ sản xuất, chỉ đạo diệt chuột, phòng trừ sâu bệnh kịp thời hiệu quả; Tiếp tục xây dựng một số mô hình ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất giảm chi phí nâng cao hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển.

Kiến Thụy kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, qua đó, tạo ra liên kết ổn định, bền vững chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với nông dân và các tổ chức của nông dân trên địa bàn.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đối với thị trường vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Phạm Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đoàn Xá (địa phương có 66ha ruộng không canh tác nhiều vụ) cho biết: “Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên thì còn nhiều yếu tố khác cũng khiến cho người dân bỏ ruộng không canh tác. Điển hình như: Đầu vào (tiền thóc giống, thuốc trừ sâu, phân bón…) rất cao nhưng đầu ra thì thấp; Tình hình thời tiết và mất cân bằng về môi trường sinh thái, các đối tượng thiên địch, điển hình như chuột ngày càng gia tăng.

Trước thực trạng này, chúng tôi đã hợp đồng với một đơn vị đánh chuột, đồng thời, áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, giúp cho người dân giảm chi phí đầu vào và động viên để họ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, người dân vẫn bỏ đồng ruộng. Trước đây, người dân chủ yếu bỏ ruộng ở những vị trí xen kẹt nhưng qua các năm, thực trạng này ngày càng gia tăng”.

Ông Đào Xuân Lập, Chủ tịch UBND xã Kiến Quốc (địa phương có 20ha ruộng bỏ nhiều vụ không canh tác) chia sẻ: “Hiện nay, ngoài những người dân đi làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp, thì trên địa bàn xã còn có khoảng 1.000 người dân buôn bán trực tiếp ngay tại chợ đầu mối hải sản Tú Đôi. Họ đã có mức thu nhập ổn định nên không còn thiết tha nhiều với việc trồng lúa”.

Còn bà Lê Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy cho biết: “Trong thời gian tới, huyện sẽ hướng tới hình thức xử lý việc bỏ ruộng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 bằng việc đề xuất thu hồi diện tích đất nông nghiệp đối với khu vực không canh tác trong vòng 1 năm”.

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy, tính hết ngày 31/3/2020, trên địa bàn huyện đã triển khai thi công 173 tuyến đường giao thông nội đồng với chiều dài 34,999km. Dự kiến, địa phương này sẽ triển khai thêm 29,378km đường nội đồng với khối lượng xi măng là 4.694,426 tấn.

Trước thực trạng bỏ hoang hoá ruộng đất như hiện nay thì việc đầu tư vào nông nghiệp nói trên có còn hiệu quả?

Dồn điền đổi thửa chưa đạt hiệu quả cao?

Theo UBND huyện Kiến Thụy, sản xuất nông nghiệp đang bộc lộ những hạn chế. Đó là quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; Năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao; Khả năng cạnh tranh thấp, thị trường thiếu ổn định; Sản xuất liên kết - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững; Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; Không tạo được chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

Hàng chục ha ruộng tại xã Kiến Quốc, Kiến Thụy bị nhân dân bỏ hoang thành bãi ruộng sâu, trũng
Hàng chục ha ruộng tại xã Kiến Quốc, Kiến Thụy bị nhân dân bỏ hoang thành bãi lầy sâu, trũng

Để khắc phục bức tranh tổng thể nêu trên, theo chúng tôi: UBND huyện Kiến Thuỵ và các xã cần phải tiến hành dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, chỉnh trang đồng ruộng, làm cơ sở xây dựng Nông thôn mới, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa.

Huyện quyết tâm thực hiện việc dồn điền đổi thửa, vận động nông dân góp ruộng đất, để thực hiện theo quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; Định hướng cho nông dân và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô đạt tiêu chí của Trung ương; Tinh về xây dựng cảnh đồng mẫu lớn để gọn đất công ích theo vùng với quy mô lớn.

Thực hiện cơ chế Nhà nước tiến hành thu hồi toàn bộ số ruộng đất của nông dân bỏ hoang hóa nhiều năm, hỗ trợ, bồi thường những hộ sản xuất nhỏ lẻ, không liên tục để họ trả ruộng cho nhà nước… Khi Nhà nước có các mặt bằng các cánh đồng mẫu lớn sẽ mời gọi các doanh nghiệp lớn vào đầu tư chuyên sâu trồng các loại rau màu theo quy mô phục vụ các chuỗi siêu thị và xuất khẩu.

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp muốn thuê đất để làm cánh đồng mẫu lớn nhưng khâu giải phóng mặt bằng, thuê ruộng đất của nông dân luôn bị “tắc”. Vì vậy, nếu các cấp chính quyền không thể làm được việc này, có lẽ việc để hoang hoá hàng trăm héc-ta "ruộng mật, bờ xôi" sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa.

Ông Vinh - giám đốc một doanh nghiệp tại xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thuỵ, tâm sự: "Tôi thấy hàng chục héc-ta ruộng của bà con ở đây bỏ hoang thì tiếc lắm. Hai năm nay tôi đã bỏ tiền ra "tậu" được gần 10ha vừa làm nông nghiệp vừa làm trang trại. Tôi mua giống lúa mới của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) về cấy khoảng 3ha, bên dưới nuôi quảng canh cua đồng, cá rô. 4ha đào ao, nuôi trồng thủy sản. Phần diện tích còn lại, chúng tôi làm chuồng lợn, gà, dê, ngỗng, vịt, trồng rau sạch... để tận dụng các nguồn phân chuồng cho cây lúa. Mô hình này rất hiệu quả.

Nếu địa phương thực hiện được việc dồn điền đổi thửa, tôi sẽ thuê vài chục héc-ta để làm cánh đồng mẫu lớn...".

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm