Tag

Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn

Văn hóa 22/03/2022 14:00
aa
TTTĐ - Nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất của Danh nhân Phan Huy Ích, ngày 22/3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội), UBND xã Sài Sơn và dòng họ Phan Huy tổ chức Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích (1751 - 1822) và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm danh nhân Chu Văn An

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 18 bài viết của 19 tác giả, nhà khoa học đến từ nhiều đơn vị nghiên cứu và đào tạo có tính hàn lâm ở trong nước, đồng thời cũng thu hút được một số tác giả nước ngoài. Đặc biệt, Hội thảo đã nhận được Lời chúc mừng của Ngài Ban Ki Moon- Nguyên Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, Giám đốc Quỹ "Ban Ki-moon Vì một tương lai tốt đẹp hơn".

Nhà chính trị, ngoại giao vĩ đại

Cụ Phan Huy Ích, tự là Khiêm Phủ, Chi Hòa, hiệu là Dụ Am, Đức Hiên, là con trai trưởng cụ Phan Huy Cẩn, là cha cụ Phan Huy Chú và là em rể của cụ Ngô Thì Nhậm.

Hình ảnh tại buổi Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích (1751-1822) và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn
Hình ảnh tại buổi Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích (1751-1822) và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn

Cụ Phan Huy Ích từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, ham học. Năm Tân Mão lúc 22 tuổi (1771) thi Hương đỗ Giải nguyên. Năm Quý Tỵ (1773), cụ được giữ một chức quan nhỏ ở xứ Sơn Nam. Năm Ất Mùi (1775) 26 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Năm Bính Thân (1776) đỗ khoa ứng chế, nên được bổ làm Hàn lâm Thừa chỉ. Ba năm sau (1779) người em ruột là Phan Huy Ôn cũng đỗ Tiến sĩ, khi đó ba cha con cùng đỗ đại khoa, làm quan đồng triều.

Cuộc đời cụ Phan Huy Ích sống trải qua ba triều đại, từng đảm nhận các chức quan như: Năm Đinh Dậu (1777) được bổ chức Đốc đồng Thanh Hoa, sau chuyển về Thăng Long giữ chức Thiêm sai tri hình ở phủ chúa Trịnh, sau được phái lên ải Nam Quan đón rước sứ thần. Năm Ất Tỵ (1785) được bổ làm Hiến sát sứ trấn Thanh Hoa. Năm Bính Ngọ (1786) cụ được ban chức Đô cấp sự trung, kiêm Thiêm sai Tri hình ở phủ chúa. Rồi cụ được giao chức Đốc thị Nghệ An, kiêm Tán lý quân vụ Thanh Nghệ.

Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn

Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ 2 (1788), Phan Huy Ích cùng một số danh nho khác như Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn... được Nguyễn Huệ trọng dụng và bổ nhiệm chức quan. Sau khi quân Tây Sơn đánh bại quân Thanh năm Kỷ Dậu (1789), cụ được Nguyễn Huệ giao cùng anh vợ là Ngô Thì Nhậm phụ trách việc ngoại giao với nhà Thanh.

Năm 1790, cụ được cử làm Chánh sứ đưa Giả Vương (người đóng giả vua Quang Trung) sang nhà Thanh và dự lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi. Cụ ứng đối giỏi và làm thơ hay, được vua khen và ban tặng ché rượu ngọc. Năm 1792, được thăng chức Thị trung ngự sử, rồi Thượng thư bộ Lễ. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), cụ vẫn được giao phụ trách việc từ hàn và ngoại giao.

Sang thời Nguyễn, cụ lui về ẩn cư dạy học, làm thơ, nhưng vẫn cố vấn về bang giao với nhà Thanh cho triều vua Gia Long, thảo những văn kiện gửi nhà Thanh như "Thụ phong trần tạ biểu"... Cụ qua đời vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), hưởng thọ 73 tuổi.

Cụ Phan Huy Ích được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà chính trị, một nhà ngoại giao vĩ đại, đã cống hiến cho ba triều đại từ nhà Lê, nhà Tây Sơn, cho đến nhà Nguyễn, có đóng góp quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Hàn Quốc.

Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn

Ngoài những đóng góp cho sự nghiệp chính trị và ngoại giao, cụ Phan Huy Ích còn là nhà thơ, nhà văn lớn, có vị trí quan trọng bậc nhất trong dòng văn Phan Huy nói riêng và văn học dân tộc Việt Nam nói chung. Những trước tác mà cụ để lại rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau, tiêu biểu như: "Dụ Am thi văn", "Dụ Am ngâm lục", "Dụ Am văn tập", "Cúc đường bách vịnh", "Yên đài thu vịnh"...

Dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trưởng ban Ban Tổ chức Hội thảo cho biết: Dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn vốn có nguồn gốc từ dòng họ Phan Huy nổi tiếng về khoa bảng và sĩ hoạn (người làm quan) ở Xứ Nghệ. Đến đời thứ 7, cụ Phan Huy Cận (1722 - 1789) quyết định chuyển cư đến xã Thụy Khuê huyện Yên Sơn phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), từ đó lập nên một nhánh Phan Huy Sài Sơn, tiếp tục phát triển truyền thống hào hùng của tổ tiên dòng họ Phan Huy ở Nghệ Tĩnh xưa.

Nhà thờ Phan Huy Chú tại Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội)
Nhà thờ Phan Huy Chú - từ đường của dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội)

Phan Huy Cận đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1754 đời vua Lê Hiển Tông, từng giữ các chức quan: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Bồi tụng, Nhập thị Kinh diên kiêm Nhập thị Bồi tụng, Quốc sử Tổng tài, Lễ bộ Tả Thị lang. Sau khi định cư trên vùng đất mới, các thế hệ tiếp theo của cụ Phan Huy Cận đã kế thừa và phát dương nếp nhà, đóng góp nhiều bậc hiền tài, cống hiến cho quốc gia và xã hội từ nhiều lĩnh vực như văn chương, lịch sử, ngoại giao, văn hoá, giáo dục.

Có thể kể tên một số danh nhân tiếp theo của dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn như Phan Huy Ích (1751 - 1822, đời thứ 8, con cả của cụ Phan Huy Cận), Phan Huy Ôn (1755 - 1786, đời thứ 8), Phan Huy Sảng (1764 - 1811, đời thứ 8), Phan Huy Quýnh (1775 - 1844, đời thứ 9), Phan Huy Thực (1778 - 1844, đời thứ 9), Phan Huy Chú (1782 - 1840, đời thứ 9), Phan Huy Vịnh (1800 - 1876, đời thứ 10), Phan Huy Dũng (1842 - 1912, đời thứ 11), cũng như nhiều nhân vật khác đóng góp cho lịch sử văn hoá Việt Nam thời hiện đại và đương đại.

Trong số các danh nhân của dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn, Dụ Am Phan Huy Ích có vị trí nổi bật. Ông thuộc đời thứ 8 của dòng họ (là con cả của Phan Huy Cận, là thân phụ của danh nhân Phan Huy Chú).

Khẳng định thành tựu và gợi mở các nghiên cứu tiếp theo

Tại Hội thảo, các tham luận đi sâu phân tích về hành trạng, thân thế, sự nghiệp, văn bản trước tác, thành tựu thơ văn của danh nhân Phan Huy Ích, đặt trong mối quan hệ với dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn cũng như trong nền văn hoá Việt Nam thời trung đại. Nội dung các tham luận bao quát các khía cạnh vấn đề đặt ra của Ban Tổ chức, thể hiện khá rõ nét trên ba phương diện: Một số vấn đề chung về dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn; Thân thế, sự nghiệp của danh nhân Phan Huy Ích; Thành tựu thơ văn của Dụ Am tiên sinh.

Hội thảo khoa học Danh nhân Phan Huy Ích và dòng họ Phan Huy tại xã Sài Sơn

Trong các chủ đề và vấn đề được đặt ra trong Hội thảo này, có một số vấn đề đã được các nhà nghiên cứu trước đây tìm hiểu, bàn thảo khá nhiều nhưng cũng có những vấn đề được đề xuất mới và bước đầu đề xuất phương án và quan điểm để giải quyết. Các tác giả tham luận là những học giả đã có nhiều kinh nghiệm học thuật, đóng góp tiếng nói khoa học từ góc độ cá nhân và chịu trách nhiệm trước những tư liệu và quan điểm mà mình sử dụng và đưa ra.

Các vấn đề được bàn thảo đã đánh dấu một cột mốc trong tư duy và nhận thức khoa học ngày nay về danh nhân Phan Huy Ích cũng như về những vấn đề cụ thể liên quan, đồng thời là những gợi mở để tiếp tục triển khai các nghiên cứu tiếp theo trên cả hai hướng mở rộng và đi sâu.

Hình ảnh Ngài Ban Ki Moon trong đoạn ghi hình Lời phát biểu chúc mừng gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo.
Ngài Ban Ki Moon trong đoạn ghi hình Lời phát biểu chúc mừng gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo.

Đặc biệt, Ngài Ban Ki - Moon - Nguyên Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc, Giám đốc Quỹ "Ban Ki - Moon Vì một tương lai tốt đẹp hơn" - đã gửi Lời phát biểu chào mừng tới Hội thảo. Ngài Ban Ki- Moon nhấn mạnh: “Với tổ tiên như tiên sinh Phan Huy Ích, một nhà ngoại giao vĩ đại đã cống hiến cho ba triều đại từ nhà Lê, nhà Tây Sơn, cho đến nhà Nguyễn, tôi xin chúc cho dòng họ Phan tiếp tục sản sinh ra những người con cống hiến cho tổ quốc Việt Nam như vậy.

Tôi mong chờ sự thành công của Hội thảo khoa học và hy vọng rằng mối quan hệ hữu hảo giữa Hàn Quốc và Việt Nam sẽ mãi mãi bền lâu… Ngày 20/5/2015, tôi khi ấy với tư cách là Tổng thư ký Liên hợp quốc đã có chuyến thăm Việt Nam và gặp mặt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước.

Tôi nhớ rằng, khi ấy tôi có tìm đến nhà của ông Phan Huy Thanh ở Hà Nội và dâng hương tại từ đường nhà ông. Tôi rất mong được quay trở lại Việt Nam khi có cơ hội và được gặp mặt các vị thân tộc dòng họ Phan".

Cần Cần "đổi mới" giáo dục nghề nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0
Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu kỷ yếu sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu kỷ yếu sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Kỳ tích lịch sử, bài học về sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Kỳ tích lịch sử, bài học về sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Tin liên quan

Đọc thêm

Phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô - nhân vật chính phim "Hà Nội trong mắt em" Văn hóa

Phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô - nhân vật chính phim "Hà Nội trong mắt em"

TTTĐ - Phóng viên tập sự của báo Tuổi trẻ Thủ đô (nhân vật hư cấu) sẽ là một trong những nhân vật chính của bộ phim "Hà Nội trong mắt em". Tác phẩm do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội sản xuất là phần mở đầu cho dự án "Vì tình yêu Hà Nội" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Các hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình tạo sự phấn khởi Văn hóa

Các hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình tạo sự phấn khởi

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, triển khai nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình. Đây là hoạt động nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”.
Hoa hậu Sao Mai mong trở thành MC chuyên nghiệp Giải trí

Hoa hậu Sao Mai mong trở thành MC chuyên nghiệp

TTTĐ - Gần một năm đăng quang Mrs Grand Việt Nam, Hoa hậu Sao Mai ngày càng thăng hạng về nhan sắc cũng như có nhiều sự thay đổi về ngoại hình. Cô vừa được Hoa hậu Phan Kim Oanh - Trưởng ban Tổ chức Mrs Earth Vietnam giao dẫn chương trình đêm chung kết.
Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5 Thời trang - Làm đẹp

Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5

TTTĐ - Vượt qua nhiều thí sinh tài năng, cô bé 6 tuổi Ngô Tuệ Cát từ Đà Nẵng đã chinh phục Ban Giám khảo và khán giả, giành ngôi vị Á quân cuộc thi Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc Instant Article (Facebook)

Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc

TTTĐ - Lydie Vũ sẽ diện bộ trang phục “Cát Cát” do nhà thiết kế (NTK) Tăng Thành Công thực hiện cho phần thi National Costume tại Miss Supranational 2024.
Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Văn học

Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

TTTĐ - Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6/7/2014 - 6/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tập truyện ngắn "Mực tàu giấy bản" gồm 10 truyện ngắn được viết trước năm 1945 của ông.
Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025 Văn hóa

Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 05/KH/BTC triển khai cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công Văn học

Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công

TTTĐ - Anh Lang Công Đạt, người đồng sáng lập và điều hành Công ty cổ phần Sáng kiến Giáo dục toàn cầu (GEIN Academy) đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách đầu tay của mình mang tên “Phụng sự dẫn lối thành công”. Cuốn sách là câu chuyện về hành trình vượt khó đầy ấn tượng của chính tác giả và những bí quyết thành công mà tác giả đã đúc kết được sau hơn 10 năm lập nghiệp.
Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng Văn hóa

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

TTTĐ - Đầm dạ hội không chỉ là thời trang, mà còn là về phong cách và sự tự tin. Mùa hè năm nay, bộ sưu tập (BST) Eternal Elegance mong muốn mang đến cho mỗi người phụ nữ khi khoác lên mình chiếc đầm dạ hội đều cảm nhận được sự tỏa sáng và vẻ đẹp độc đáo của chính mình.
Xem thêm