Tag

Hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lao động - Việc làm 19/07/2019 12:11
aa
TTTĐ - Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động. Hiện nay, công tác tư vấn, hỗ trợ học nghề cho người lao động của các Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố đang ngày càng được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng, hướng tới quyền lợi sát thực của người lao động, hỗ trợ họ dễ dàng tìm kiếm việc làm để đảm bảo cuộc sống.

Hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động được hỗ trợ tư vấn học nghề khi đăng kí nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Bài liên quan

Mức hỗ trợ học nghề khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Tập trung giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Bắc Kạn

Xử lý hình sự doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội kéo dài

Nhân viên phục vụ nhà hàng có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên phải chịu tiền lãi

Giúp người lao động quay lại thị trường

Khi Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 1/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định mức hỗ trợ học nghề mới cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp lên mức tối đa 1 triệu đồng/người/tháng có hiệu lực, đã tác động rất lớn đến tâm lý của người lao động. Sau khi chính thức được ban hành, mức hỗ trợ mới đã phát huy nhiều tác dụng, giúp người lao động thất nghiệp có cơ hội được học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bên cạnh đó, số lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã quan tâm đến học nghề, tham gia các khóa học nghề tăng, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với cùng kỳ những năm trước. Thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho thấy: Tổng số người được hỗ trợ học nghề trong giai đoạn 2010 - 2019 (tính đến thời điểm 31/5/2019) là 178.019 người.

Một số địa phương có số người được hỗ trợ học nghề cao, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số người được hỗ trợ học nghề trên toàn quốc bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Long An...

Lý giải nguyên nhân lý do khiến số lao động thất nghiệp tham gia học nghề trong những năm qua tăng cao, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho hay: Do quy định mới về hỗ trợ học nghề cho lao động đã gỡ bỏ sự chênh lệch, bất cập giữa mức hỗ trợ học nghề dưới 3 tháng và trên 3 tháng trước kia, tăng mức tiền tối đa lên 1 triệu đồng/người/tháng (không quá 6 tháng) tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Bên cạnh đó, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội thông qua đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng hỗ trợ học nghề đối với đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng đến dưới 12 tháng. Tất cả đã mở ra thêm nhiều cơ hội học nghề thiết thực, tạo sức hút với người lao động thất nghiệp.

Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động
Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động

Ngoài cơ chế mới nêu ở trên thì một trong những yếu tố quan trọng giúp công tác định hướng, tư vấn học nghề cho người lao động thất nghiệp tại rất nhiều Trung tâm dịch vụ việc làm đạt hiệu quả cao là do các Trung tâm luôn chủ động liên kết với các cơ sở dạy nghề uy tín nhằm tổ chức các lớp dạy nghề phong phú, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động và các doanh nghiệp.

Hình thức đào tạo, thời gian đào tạo của các cơ sở dạy nghề hết sức linh hoạt, đa dạng với thời gian đào tạo từ 1 đến 6 tháng/khóa, tập trung chủ yếu ở hai dạng khóa đào tạo 3 và 6 tháng.Đặc biệt, nhiều cơ sở chú trọng tập trung vào đào tạo các nghề liên quan đến kỹ thuật mà hiện thị trường đang thiếu và có nhu cầu cao như: Đào tạo lái xe, cơ điện, sửa chữa xe có động cơ...

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động thất nghiệp có nhu cầu tư vấn, học nghề, Trung tâm đã bố trí cán bộ tư vấn trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ, tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại cơ sở giúp lao động ở xa tiết kiệm được chi phí đi lại, tiện lợi trong việc khai báo hưởng trợ cấp cũng như tiếp cận các thông tin học nghề và việc làm. Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động sẽ tiếp tục được trung tâm hỗ trợ tư vấn, tìm kiếm việc làm theo nghề đã học.

Tăng cường thu hút người thất nghiệp học nghề

Mặc dù công tác hỗ trợhọc nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệptrong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên theo đánh giá của ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), dù số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng nhưng thực tế là chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ sau khi thất nghiệp mà chưa có nhiều biện pháp chủ động để giúp người lao động duy trì việc làm và tránh thất nghiệp.

Đáng chú ý, có không ít trường hợp người lao động chỉ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Thậm chí, một số người lao động còn khai báo không đúng tình trạng việc làm trong quá trình thẩm định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Là đơn vị cung ứng dịch vụ việc làm và thực hiện chi trả chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhiều năm liền, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội thừa nhận là có tình trạng người lao động chỉ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề.

Bà Liễu đánh giá, bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách rất nhân văn của Nhà nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động. Riêng tại trung tâm này, năm 2018 đã giải quyết được cho 50.000 lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo bà Liễu, hầu hết người lao động đến trung tâm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề miễn phí. Tuy nhiên, thực tế là số lao động đăng ký chuyển đổi nghề nghiệp chưa được nhiều so với kỳ vọng. Đáng chú ý, trong số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp thì lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên còn chiếm tỷ lệ cao.

Để thu hút người thất nghiệp học nghề để chuyển đổi việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, trong thời gian tới, các ban ngành chức năng cần thực hiện một số giải pháp, cụ thể là phải nâng mức hỗ trợ học nghề đối với lao động thất nghiệp.

Các cấp, ngành có liên quan tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy nghề, để có biện pháp ngăn ngừa trục lợi về dạy nghề khi mức hỗ trợ học nghề được điều chỉnh. Đối với các cơ sở dạy nghề cần nâng cao năng lực, nhất là giáo trình, tổ chức đào tạo để phù hợp với từng nhóm đối tượng người thất nghiệp.

Bên cạnh đó, các ban ngành chức năng cần mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nhất là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn của người lao động, cũng như xu hướng đào tạo theo hướng cầu của thị trường, cần tập trung đào tạo tại các trường trung cấp nghề công lập (những cơ sở dạy nghề này được Nhà nước hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí tương đối lớn, nhất là các cơ sở dạy nghề thuộc chương trình xây dựng nghề trọng điểm quốc gia).

Ngoài ra, thời gian tới, các cơ quan đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và các hợp tác xã; phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các cơ sở có nhiều người tham gia bảo hiểm thất nghiệp với mục tiêu nâng cao nhận thức của xã hội về những lợi ích khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là việc hỗ trợ đào tạo nghề.

Mặt khác, các Trung tâm dịch vụ việc làmcần quan tâm nhiều hơn đến những lao động yếu thế bị mất việc hoặc không thể tìm kiếm được việc làm phù hợp như lao động nghèo, di cư, tàn tật... bằng các biện pháp nghiệp vụ nhằm hỗ trợ, tư vấn cho nhóm lao động này có được một việc làm phù hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh và sức khỏe của họ, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế địa phương.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm