Tag

Hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia

Sức khỏe 26/05/2021 10:58
aa
TTTĐ - Viện Di truyền Y học vừa phối hợp với 3 bệnh viện lớn tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia.
Trao tặng hơn 40 suất quà tới các bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia Cặp vợ chồng cùng mắc Thalassemia có con khoẻ mạnh sau 9 năm chạy chữa Chung tay đẩy lùi bệnh Thalassemia Tập huấn cập nhật các xét nghiệm Y khoa và Thalassemia cho 400 chuyên gia, bác sĩ

Với mong muốn tạo tiền đề cho việc triển khai trên diện rộng các xét nghiệm gen sàng lọc ban đầu bệnh Thalassemia vì tính hiệu quả, độ chính xác cao, chỉ thực hiện một lần duy nhất, Viện Di truyền Y học (MGI), Công ty Cổ phần Giải pháp Gene - Gene Solutions (GS) phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Hùng Vương TP HCM và Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ chính thức triển khai dự án nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia” từ tháng 5/2021.

Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một trong những bệnh lý di truyền đơn gen phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể khiến thai phụ sảy thai liên tục, thai nhi chết trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả nào ngoài việc truyền máu và thải sắt liên tục nhưng lại khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia

Thalassemia là bệnh di truyền lặn, nghĩa là cha và mẹ không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nhưng mang gen bệnh thể ẩn có thể truyền cho con. Do đó, sàng lọc tiền sinh đầu tay Thalassemia cho thai phụ nhằm giảm thiểu số lượng trẻ sơ sinh mắc bệnh này là rất cần thiết.

Hiện nay, Bộ Y tế hướng dẫn tầm soát và chẩn đoán Thalassemia bước đầu bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (công thức máu) dựa trên chỉ số huyết đồ như: MCV (thể tích khối hồng cầu), MCH (lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu), xác định hàm lượng ferritin và điện di hemoglobin. Xét nghiệm gen thường dùng làm xét nghiệm chẩn đoán ở những giai đoạn sau khi quy trình sàng lọc sinh hóa cho kết quả nguy cơ cao.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nâng cấp các xét nghiệm sàng lọc ban đầu nhằm tầm soát Thalassemia hiệu quả hơn, MGI-GS phối hợp 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ triển khai dự án nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia” nhằm chứng minh xét nghiệm gen có thể áp dụng ở giai đoạn sàng lọc ban đầu vì chi phí hợp lý, tầm soát bệnh Thalassemia hiệu quả hơn xét nghiệm công thức máu.

Hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia

Công trình nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiện trong 6 tháng với tổng số lượng mẫu là 2.500 mẫu (lấy mẫu máu ngoại biên của thai phụ mang thai 3 tháng đầu), bắt đầu từ tháng 5/2021 tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ (500 mẫu), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (1.000 mẫu) và Bệnh viện Hùng Vương TP HCM (1.000 mẫu).

Hai mục tiêu chính của nghiên cứu là:

- Đánh giá độ chính xác của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia so với phương pháp phân tích tế bào máu ngoại vi (công thức máu) truyền thống.

- Xác định tần suất thai phụ Việt mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia và phổ đột biến đặc trưng của bệnh cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, tính đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào sử dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới (Next generation sequencing - NGS) để sàng lọc bệnh Thalassemia thể ẩn cho thai phụ, các đối tượng có nguy cơ hoặc các cặp đôi đang dự định có con. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy phương pháp NGS kết hợp GAP-PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn các phương pháp truyền thống dựa trên sinh hóa - huyết học trong việc tầm soát người mang gen bệnh Thalassemia thể ẩn.

Do đó, MGI-GS đồng hành cùng 3 bệnh viện lớn tiến hành khảo sát hiệu quả của phương pháp NGS so với phương pháp truyền thống trong tầm soát Thalassemia đầu tay cho nhiều thai phụ Việt. Trên cơ sở đó, MGI-GS sẽ triển khai rộng rãi phương pháp tầm soát Thalassemia thể ẩn dựa trên công nghệ NGS nhằm tăng độ chính xác, khảo sát toàn bộ các thể đột biến gây bệnh trong một lần xét nghiệm duy nhất, thay thế phương pháp truyền thống dựa trên các thông số huyết học vốn còn nhiều hạn chế.

Hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia

Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh hiệu quả của phương pháp NGS kết hợp GAP-PCR và phương pháp sinh hóa - huyết học truyền thống (chỉ số MCV-MCH) nhằm tầm soát α-Thalassemia và β-Thalassemia cho thai phụ Việt thông qua việc xác định độ nhạy (Sensitivity) và độ đặc hiệu (Specificity), giá trị tiên lượng âm (Negative predictive value, NPV), giá trị tiên lượng dương (Positive predictive value, PPV), tỷ lệ âm tính giả (False negative rate) và dương tính giả (False positive rate).

“Thay vì phải qua nhiều bước xét nghiệm rồi mới đến xét nghiệm gen để chẩn đoán chính xác Thalassemia như trước đây thì chúng tôi kỳ vọng sau nghiên cứu, các bác sĩ sẽ có thêm chứng cứ khoa học để chỉ định xét nghiệm gen ngay từ khâu sàng lọc ban đầu; còn thai phụ hoặc cặp đôi cũng có thể chủ động chọn lựa giải pháp tầm soát Thalassemia hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng nhất cho mình khi chi phí của các xét nghiệm công nghệ cao không còn là rào cản” - TS Nguyễn Hoài Nghĩa, Viện Di truyền Y học, chủ nhiệm nghiên cứu chia sẻ.

Thông qua dự án nghiên cứu lần này, thai phụ đồng ý tham gia sẽ được hỗ trợ 100% chi phí làm xét nghiệm tầm soát Thalassemia và công thức máu xác định MCV-MCH, tư vấn kết quả xét nghiệm. Thai phụ được thu 2 ml máu ngoại biên để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm gen khi khám thai thường quy. Quá trình tư vấn và thu máu, xét nghiệm công thức máu diễn ra tại các bệnh viện. Xét nghiệm gen được thực hiện tại phòng lab của MGI-GS. Sau đó, thai phụ sẽ nhận được kết quả và tư vấn phù hợp.

Hiệu quả của xét nghiệm gen trong sàng lọc thai phụ mang gen bệnh thể ẩn Thalassemia

THÔNG TIN VỀ VIỆN DI TRUYỀN Y HỌC

Viện Di truyền Y học là tổ chức khoa học và công nghệ được trang bị hiện đại, với mô hình tổ chức tiên tiến, đủ năng lực tiến hành các nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực genomics y khoa và tế bào gốc. Viện Di truyền Y học theo đuổi sứ mạng phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động khoa học, đào tạo, dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực di truyền học, genomics y khoa. Viện hoạt động với cơ chế tự chủ theo Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động khoa học công nghệ, số 326/ĐK-KHCN của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM.

Viện trưởng: GS.TS Trương Đình Kiệt, Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP HCM.

THÔNG TIN VỀ GENE SOLUTIONS

Gene Solutions là công ty đi đầu trong lĩnh vực di truyền học tại Việt Nam, tiên phong ứng dụng công nghệ gen vào hành trình chăm sóc sức khỏe. Hoạt động với sứ mệnh “Cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng GIẢI PHÁP GEN tiên tiến, chất lượng với chi phí hợp lý nhất”, Gene Solutions cam kết mang đến những giải pháp gen chất lượng hàng đầu thông qua các sản phẩm và dịch vụ ưu việt, mạng lưới phân phối rộng lớn và trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Chỉ sau 4 năm thành lập, Gene Solutions liên tục khẳng định uy tín qua việc đón nhận các giải thưởng danh giá và tiêu chuẩn chất lượng trong và ngoài nước: giải Nhất giải thưởng Thành Tựu 2018 của Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP HCM; đạt nội kiểm chuẩn; tiêu chuẩn Quốc tế ISO 15189:2012 và đạt ngoại kiểm chuẩn quốc tế EMQN - Anh Quốc.

Vì mục tiêu khám phá hệ gen người Việt, Gene Solutions tập trung nghiên cứu - phát triển - ứng dụng công nghệ gen vào quá trình tầm soát, chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh, giải mã các đặc điểm di truyền ở mỗi người. Để hiện thực giấc mơ “phổ thông hóa” các giải pháp gen tại Việt Nam và cung cấp các giải pháp gen với chi phí thấp nhất, Gene Solutions tự hào sở hữu:

- Hệ sinh thái xét nghiệm với hơn 20 giải pháp gen cho mọi độ tuổi, nhu cầu

- Đội ngũ nghiên cứu khoa học và phát triển hùng hậu, giàu kinh nghiệm

- Đội ngũ cố vấn chuyên môn, y khoa là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành

- Hệ thống phòng lab chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam

- Mạng lưới đối tác rộng, phủ sóng toàn quốc

Đọc thêm

Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học Sức khỏe

Chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học

TTTĐ - Ngày 18/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Hội Thính học Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện về lĩnh vực Tai mũi họng - Thính học, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ

TTTĐ - Huyện Mê Linh tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 Tin Y tế

Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm y tế (TTYT) Sơn Tây đã kịp thời triển khai phương án, kế hoạch đảm bảo công tác y tế và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Để chủ động chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mùa mưa bão và đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đáp ứng y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa Tin Y tế

Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa

TTTĐ - TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã đi thăm, trao tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập lụt.
Không để xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không để xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Sau cơn bão số 3 (Yagi), huyện Mỹ Đức tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đã đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão, đặc biệt là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, ổn định đời sống người dân.
VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam Tin Y tế

VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup, tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường nội địa với các thỏa thuận hợp tác mới nhất cùng Medlatec và Vikomed.
Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa

TTTĐ - UBND phường Thống Nhất, TP Pleiku, Gia Lai, đã có báo cáo nhanh về việc 21 học sinh trung học cơ sở nghi bị ngộ độc sau khi được đại diện ban phụ huynh tổ chức liên hoan nhân dịp Tết Trung thu.
Đẩy mạnh phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Huyện Thường Tín tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Xem thêm