Tag

"Sốt ruột" vì không được gọi hiến máu

Camera 360 trẻ 02/01/2024 12:17
aa
TTTĐ - Họ là những người được xếp vào nhóm hiến máu hòa hợp phenotype. Do vậy, mỗi khi có người bệnh cần, những "người đặc biệt" này luôn sẵn sàng thu xếp công việc, thời gian để đến hiến những "giọt hồng" quý hiếm của mình...
“Hoài bão đỏ” - Hiến máu trao hi vọng Nối vòng tay tình nguyện, trao giọt máu yêu thương Hiến máu cứu người - hơn cả một nghĩa cử cao đẹp Hơn 5.000 người đã hiến tiểu cầu từ 10 lần trở lên Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX - Vạn trái tim chung một tấm lòng

Bất ngờ vào "danh sách đỏ"

Anh Bùi Đức Thắng (ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được xếp vào nhóm những người hiến máu hòa hợp phenotype. Do vậy, anh luôn sẵn sàng hiến máu mỗi khi có người bệnh cần...

Anh Thắng cho biết, thời gian trước mỗi khi rảnh rỗi anh đều bố trí thời gian tham gia các chương trình hiến máu tình nguyện. Tới nay, anh đã có trên 20 lần hiến máu, tặng các bệnh nhân.

Mặc dù vẫn luôn nhiệt huyết với công tác hiến máu tình nguyện nhưng từ năm 2022 trở lại đây, anh không còn được "tùy ý" nữa mà phải "để dành" cho những người bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có kháng nguyên hòa hợp với mình.

"Sốt ruột" vì không được gọi hiến máu
Anh Bùi Đức Thắng (ở phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

"Khi được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thông báo mình nằm trong danh sách những người hiến máu có chỉ số kháng nguyên hòa hợp với người bệnh, tôi rất bất ngờ. Các tư vấn viên cũng khuyên tôi không nên hiến máu tự do mà để dành cho bệnh nhân có kháng nguyên phù hợp, cơ thể họ sẽ không bị sinh ra phản ứng sốt. Điều này khiến tôi thấy thêm trách nhiệm của mình trong việc hiến máu cứu người", anh Thắng nói.

Từ khi có tên trong "danh sách đỏ", anh Thắng cảm nhận được tầm quan trọng của mỗi lần hiến máu. Vì vậy, anh có thói quen theo dõi lịch hiến máu, mỗi khi đến hạn mà chưa được gọi anh lại sốt ruột hỏi lại phía Viện và được giải thích chờ khi nào có bệnh nhân sẽ mời đến hiến.

Anh Thắng chia sẻ, khác với những lần hiến máu thông thường, khi nào tiện thì tham gia, hiến máu hòa hợp tạo cho anh ý thức sắp xếp công việc để tham mỗi khi nhận được thông báo. Bởi đó là tình huống cấp bách, người bệnh đang chờ đợi những đơn vị máu "đặc biệt" của người hiến.

Chính vì thế, việc hiến máu dù không còn thường xuyên theo thói quen nữa nhưng lại mang đến cho anh Thắng cảm xúc rất đặc biệt, góp phần giúp trực tiếp bệnh nhân đang đón chờ những đơn vị máu của mình.

"Sốt ruột" vì không được gọi hiến máu
Anh Võ Anh Chiến (ở Dương Nội, Hà Đông) tham gia hiến máu tình nguyện

Trao yêu thương, gửi hy vọng

Tương tự, anh Võ Anh Chiến (ở Dương Nội, Hà Đông) cũng là một trong những người được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mời tham gia nhóm những người hiến máu hòa hợp. Chính vì thế, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, anh cũng luôn sẵn sàng tâm thế "lên đường" khi được gọi.

Đã trải qua 14 lần hiến máu nhưng khi hiến máu hòa hợp cho người bệnh, biết họ là những người phải duy trì truyền máu trong thời gian dài, tốn kém chi phí, sức khỏe, nên anh Chiến đã cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa việc làm của mình.

"Sau mỗi lần hiến máu hòa hợp, tôi thấy việc làm của mình giúp bệnh nhân giảm chi phí để kéo dài sự sống. Nếu không có mình tất nhiên sẽ có người khác nhưng dùng thành phần máu không phù hợp khác sẽ gây phản ứng cho cơ thể bệnh nhân, khiến họ mệt mỏi. Vì vậy, sau mỗi lần hiến máu tôi thấy vui và hạnh phúc vì đã giúp được người bệnh", anh Chiến cho biết.

Là một cảnh sát cơ động, công việc rất bận nhưng mỗi khi được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương gọi điện thông báo có người bệnh cần truyền máu, anh Chiến đều cố gắng thu xếp để tham gia. Bởi anh biết ở đó có người bệnh đang chờ mình.

Bạn bè thấy anh tham gia nhiệt tình cũng khuyên anh chỉ nên hiến mỗi năm tham gia 1-2 lần để không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, anh cho rằng: "Mình còn đủ điều kiện hiến máu được nghĩa là sức khỏe còn đảm bảo. Làm được điều gì giúp ai thì làm, đó cũng là niềm vui, hạnh phúc của chính mình".

"Sốt ruột" vì không được gọi hiến máu
Chị Ngô Thị Minh - bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trân trọng những người đã hiến máu giúp chị có sức khoẻ tốt hơn

Chị Ngô Thị Minh - bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phải truyền máu suốt đời cho biết, mỗi năm chị đi viện khoảng 5 lần và cần truyền máu hoà hợp phenotype.

Việc truyền máu hòa hợp đã giúp sức khỏe của chị ổn định hơn. Vì vậy, chị vô cùng biết ơn những người hiến máu, dù không quen biết, nhưng họ đã không quản ngại đường xa, thu xếp công việc, bố trí thời gian đến để trao tặng cho chị và những người bệnh như chị những đơn vị máu có chỉ số kháng nguyên phù hợp, giúp chị có cuộc sống khoẻ mạnh hơn.

Thạc sĩ Lê Lâm, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, đến nay, Hiệp hội Truyền máu quốc tế đã công nhận có tới 43 hệ thống nhóm máu với 376 kháng nguyên hồng cầu khác nhau đã được phát hiện.

Ở những bệnh nhân càng truyền máu nhiều lần thì khả năng tiếp xúc với kháng nguyên lạ càng nhiều và nguy cơ sinh kháng thể bất thường ở những bệnh nhân này càng cao. Khi đó, truyền máu hòa hợp hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là chưa đủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh mà phải truyền máu hòa hợp các kháng nguyên của các hệ thống nhóm máu khác (hay còn gọi là truyền máu hòa hợp phenotype).

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện tìm kiếm nguồn người hiến máu và truyền máu hoà hợp phenotype từ rất sớm. Đến năm 2023, Viện đã cung cấp 2.681 đơn vị máu hoà hợp phenotype phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân trong Viện và một số bệnh viện khác.

Đồng thời, Viện đang quản lý hơn 800 người bệnh cần truyền máu hoà hợp phenotype, chủ yếu là bệnh nhân tan máu bẩm sinh. Nếu mỗi tháng bệnh nhân truyền máu 1 lần thì Viện cần đến gần 10.000 đơn vị máu hòa hợp phenotype/năm.

Việc truyền máu hòa hợp phenotype giúp hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến truyền máu do bất đồng nhóm máu hồng cầu giữa người cho và người nhận; hạn chế được việc sinh kháng thể bất thường hệ hồng cầu; hạn chế việc điều trị thải sắt đối với nhóm bệnh nhân tan máu bẩm sinh cần truyền máu thường xuyên; hạn chế bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch. Nhờ đó mang lại hiệu quả về xã hội và kinh tế cho người bệnh sống phụ thuộc vào truyền máu, giúp họ sống có chất lượng, giảm chi phí do giảm số lần vào viện và giảm số lần truyền máu.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sôi động phong trào Bình dân học vụ số khắp mọi miền Tổ quốc Camera 360 trẻ

Sôi động phong trào Bình dân học vụ số khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Trong thời đại số, khi tri thức trở thành nguồn lực quan trọng hàng đầu, một phong trào mới đang được lan tỏa, đầy sức sống: Bình dân học vụ số – hành trình xoá mù kỹ năng số cho người dân trên khắp cả nước. Không chỉ là câu chuyện về công nghệ, đó còn là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên, cho tinh thần học tập suốt đời của người Việt trong kỷ nguyên số.
AI  trở thành “trợ thủ” đắc lực của sinh viên Camera 360 trẻ

AI trở thành “trợ thủ” đắc lực của sinh viên

TTTĐ - Sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống sinh viên đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cả học tập và các khía cạnh khác. Từ hỗ trợ làm bài tập, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin đến việc cung cấp các lựa chọn giải trí và cơ hội việc làm linh hoạt, AI trở thành là "bạn tốt" không thể thiếu của thế hệ trẻ.
"Cán bộ số” hiểu công nghệ, giỏi ứng dụng, tiên phong đổi mới Camera 360 trẻ

"Cán bộ số” hiểu công nghệ, giỏi ứng dụng, tiên phong đổi mới

TTTĐ - Trong hành trình cải cách hành chính, chuyển đổi số được xem là chìa khóa tạo ra bước đột phá, giúp chính quyền đến gần hơn với người dân. Không chỉ là cuộc cách mạng công nghệ, chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng về tư duy - nơi những cán bộ, công chức trẻ đang đóng vai trò tiên phong, năng động và sáng tạo.
Tuổi trẻ Đắk Lắk chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ Đắk Lắk chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2025, tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hàng loạt hoạt động thiết thực, ý nghĩa, nổi bật là phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho người dân khó khăn trên địa bàn.
Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Trong Tháng Thanh niên 2025, tuổi trẻ Đà Nẵng thành lập 919 đội hình tình nguyện, xây dựng 517 công trình, phần việc thanh niên với tổng kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng.
Gen Z và hành trình học tập không chỉ... để thi Camera 360 trẻ

Gen Z và hành trình học tập không chỉ... để thi

TTTĐ - Không giới hạn mình trong giáo trình hay bốn bức tường lớp học, nhiều bạn trẻ Gen Z đang tự vẽ nên hành trình học tập bằng trải nghiệm, sáng tạo và công nghệ.
“Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi” sẽ có trong Chiến dịch hè Camera 360 trẻ

“Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi” sẽ có trong Chiến dịch hè

TTTĐ - “Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi đạt điểm cao” , “Tuổi trẻ AI”, “Bình dân học vụ số”… là những hoạt động, mô hình sẽ được triển khai trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2025. Đặc biệt, các cấp bộ Đoàn tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong trào "Bình dân học vụ số" với trọng tâm là thành lập các đội hình chuyên sinh viên tình nguyện.
Người trẻ về đất Tổ trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lịch sử Camera 360 trẻ

Người trẻ về đất Tổ trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lịch sử

TTTĐ - Nhiều bạn trẻ chọn về miền đất Tổ, đến với Đền Hùng để tham quan, trải nghiệm văn hóa. Qua các hoạt động họ được bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước.
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng Camera 360 trẻ

Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng

TTTĐ - Sử dụng công nghệ lẫn thủ công, anh Phùng Quang Trung cùng của nhóm bạn trẻ Skyline, đã phục dựng màu cho những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc lịch sử của những ngày tháng tư lịch sử năm 1975.
Người trẻ rộn ràng đón lễ, lan tỏa năng lượng sống tích cực Camera 360 trẻ

Người trẻ rộn ràng đón lễ, lan tỏa năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Từ những chuyến đi “xả hơi” ngắn ngày đến các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, nhiều bạn trẻ đã chọn cách đón kỳ nghỉ lễ theo phong cách riêng nhưng vẫn đầy trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, lan toả năng lượng sống tích cực.
Xem thêm