Tag

Hậu Lộc - Thanh Hóa: Còn nhiều bất cập tại Cảng cá Hòa Lộc

Bạn đọc 13/08/2018 13:57
aa
TTTĐ - Những tưởng việc xây dựng Cảng cá Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) chỉ nhằm phục vụ hoạt động chế biến, trao đổi hàng hóa thủy hải sản của ngư dân địa phương. Thế nhưng, tại hầu hết những vị trí đẹp tại cảng lại được một số hộ kinh doanh thuê đất tổ chức xây dựng, kinh doanh buôn bán.

Hậu Lộc - Thanh Hóa: Còn nhiều bất cập tại Cảng cá Hòa Lộc

Theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Cảng cá Hòa Lộc được đầu tư xây dựng từ năm 2007, đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2014. Đây là nơi thu hút lượng lớn tàu thuyền đánh cá của các ngư dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa và các địa phương khác vào neo đậu trao đổi hàng hóa hải sản, đồng thời là nơi tránh trú bão cho tàu cá.

Cảng cá Hòa Lộc là một trong 3 cảng cá của tỉnh Thanh Hóa, được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 90 tỷ đồng. Với 2 bến cầu tàu, tổng chiều dài 270m, cảng cá được thiết kế đáp ứng cho 200 đến 300 tàu thuyền công suất từ 135 - 450 CV ra vào, neo đậu; làm dịch vụ với sản lượng hải sản 20.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, cảng cá này vẫn chưa thu hút được nhiều tàu thuyền vào làm dịch vụ.

Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.
Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Điều đáng nói, kể từ khi cảng cá được đưa vào sử dụng đã xảy ra nghịch lý. Cụ thể, vị trí trung tâm của cảng được thiết kế thành nhà phân loại cá khi tàu thuyền của ngư dân đi biển về. Hai đầu cảng là thiết kế để làm kho đông lạnh. Khi đi vào hoạt động, cảng cá sẽ tạo điều kiện để có nơi neo đậu tàu thuyền, phân loại hải sản, tu sửa ngư lưới cụ… của ngư dân địa phương.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết những vị trí này đã được một số hộ kinh doanh cá thể thuê để xây dựng kiên cố làm nơi kinh doanh buôn bán. Theo phản ánh của nhiều ngư dân địa phương, có những thời điểm thuyền về nhiều không còn nơi để bà con ngư dân hoạt động. Công trình đã được đầu tư phục vụ ngư dân nhưng có những hôm trời mưa, bà con phải ở ngoài trời để vá ngư lưới cụ.

"Từ khi cảng đi vào hoạt động đến nay, hầu hết các các ki ốt xây dựng tại cảng đều được sử dụng trái mục đích, không phải là những cửa hàng hàng hóa hải sản mà chủ yếu là các quán tạp hóa, quán bia, quán ăn, thậm chí có cả quán tẩm quất. Nhiều ngư dân ở đây rất bức xúc nhưng không biết phải làm thế nào", anh N.V.K chia sẻ.

Nhà hàng, tạp hóa... xuất hiện trong Cảng cá Hòa Lộc.
Nhà hàng, tạp hóa... xuất hiện trong Cảng cá Hòa Lộc.

"Cảng được xây dựng để phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, phân loại cá và nơi tu sửa ngư lưới cụ nhưng chủ đầu tư lại cho một số cá nhân thuê mở hàng quán. Nhiều lúc tàu thuyền về nhiều, chúng tôi không có nơi để sơ chế, phân loại cá, vá ngư lưới cụ nên rất vất vả", anh K nói thêm.

Thậm chí, nhiều người dân cũng phản ánh về tình trạng các cơ sở chế biến hải sản trong cảng không thực hiện việc chế biến khép kín gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường, người dân cách xa cảng cả km nhưng vẫn ngửi được mùi. Trong khi đó, hoạt động trong cảng thì lộn xộn, không khoa học khiến người dân địa phương không khỏi ngán ngẩm.

Theo ghi nhận của PV ngày 9/8/2018 tại khu vực Cảng cá Hòa Lộc thì chỉ một số rất ít ki ốt được người dân thuê phục vụ chế biến hải sản, còn lại nhiều ki ốt đã được thuê để mở quán ăn, tạp hóa, xưởng cơ khí, thậm chí là nơi phục vụ tẩm quất. Được biết, Cảng cá Hòa Lộc trước đây do UBND huyện Hậu Lộc quản lý nhưng hiện tại đã giao cho Sở NN&PTNT Thanh Hóa quản lý.

Xưởng cơ khí cũng
Xưởng cơ khí cũng "mọc" trong cảng cá, nơi phục vụ cho các ngư dân đánh bắt thủy, hải sản.

Liên quan đến việc này, trao đổi với PV, ông Lê Văn Thăng - Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết, việc cho thuê mặt bằng tại vị trí trung tâm của cảng là do huyện Hậu Lộc, còn Ban quản lý không hề có quyền cho thuê. Hiện, các hồ sơ liên quan đều do UBND huyện Hậu Lộc năm giữ, BQL chỉ được giao nhiệm vụ giám sát, thu tiền thuê đất.

Ông Thăng cũng thừa nhận hiện tại ở cảng cá một số ki ốt được sử dụng không đúng mục đích với lý do để tận dụng, khỏi lãng phí và cũng nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Về vấn đề về môi trường, ông Lê Văn Thăng cho biết, Cảng cá cơ bản chấp hành tốt pháp luật về môi trường nhưng khi PV đề nghị được tiếp cận các hồ sơ liên quan đến môi trường và đất đai thì vị này cho biết UBND huyện Hậu Lộc quản lý. Theo ông Thăng, thi thoảng cũng có Đoàn kiểm tra về lấy mẫu nước, kiểm tra về môi trường nhưng họ không lập biên bản cũng như không yêu cầu gì.

Ông Thăng cũng thừa nhận, hoạt động cảng cá là hoạt động phức tạp, áp lực cao, đối tượng phục vụ là ngư dân và người kinh doanh phục vụ nghề cá đa số có trình độ dân trí thấp, ít hiểu biết về pháp luật và nhận thức về trách nhiệm sử dụng còn hạn chế, do đó việc quản lý và điều hành hoạt động của cảng còn khó khăn. Trong thời gian tới sẽ cố gắng khắc phục các hạn chế để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Cảng cá Hòa Lộc, trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng tàu cập cảng là 1.600 lượt; số xe ra vào cảng là 1.950 lượt; tổng hàng hóa qua cảng đạt 22.500 tấn, trong đó hàng thủy sản là 8.300 tấn, còn lại 14.200 tấn là hàng hóa khác bao gồm đá lạnh và dầu.

Bài liên quan

Hỗ trợ Thanh Hóa 50.790 tấn gạo

Bá Thước - Thanh Hóa: Hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực môi trường của Công ty Quyết Duy Tuấn

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với bão Sơn Tinh

Đọc thêm

Thông báo lên iHanoi tìm điện thoại du khách để quên trên xe taxi Đường dây nóng

Thông báo lên iHanoi tìm điện thoại du khách để quên trên xe taxi

TTTĐ - Ngày 19/9, một lãnh đạo UBND phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, từ việc đăng thông báo lên iHanoi - kênh tương tác trực tuyến giữa chính quyền và người dân, tối qua (18/9), Công an phường Hàng Trống đã giúp đôi vợ chồng người nước ngoài nhanh chóng tìm được chiếc điện thoại di động để quên trên xe taxi.
Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Xem thêm