Tag

Hàng thủy sản chế biến phải qua kiểm dịch: Quy định bất cập

Thị trường - Tài chính 26/05/2021 13:00
aa
TTTĐ - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho rằng, thay vì áp dụng các quy định quản lý theo Luật ATTP, việc các sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không phù hợp.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cảnh báo về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền cọc Khai mạc Tuần giới thiệu sản phẩm thủy sản, OCOP và xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hà Nội Hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định trong xuất khẩu thủy sản

Nhầm lẫn về luật?

Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 30/12/2019, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 5051/QĐBNN-PC ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, trong đó giao Vụ Pháp chế của Bộ chủ trì xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung TT15/2018 ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN. Đến nay, dự thảo Thông tư về cơ bản đã được hoàn chỉnh để lấy ý kiến các địa phương, Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

Theo dự thảo, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật/sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” như: hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh… vẫn tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y). Dự thảo cũng duy trì mở rộng các đối tượng và danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch.

Hàng thủy sản chế biến phải qua kiểm dịch: Quy định bất cập

Việc đưa các sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật vào danh mục phải kiểm dịch là quá mức cần thiết

Theo VASEP, đây là những biện pháp quá mức và không cần thiết, cũng chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành như quy định pháp luật và thông lệ quốc tế hiện hành. Cụ thể là có bất cập về pháp lý Luật Thú y và Luật ATTP.

Theo quy định tại Luật Thú y, thì các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục. Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật Thú y, thì “sản phẩm động vật” chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản. Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.

Tại chương 3 của Luật An toàn Thực phẩm về “Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm” cũng chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y (Điều 11). Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn chỉ phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Điều 12).

Tuy nhiên, các văn bản dưới Luật (TT26/2016/TT-BNN và TT36/2018/TTBNN đối với thuỷ sản của Bộ NN&PTNT) quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật” đang được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) đều thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Hay nói cách khác, khái niệm “sản phẩm động vật” đã được mở rộng quá mức quy định tại Luật Thú y. Như vậy, các “tiêu chí” và danh mục bao trùm rộng cũng đã được đưa vào cột chỉ định “kiểm dịch” trong Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT.

Một điểm bất cập nữa được VASEP chỉ ra là Khoản 3 Điều 3 Luật Thú y đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm. Trong khi, đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm rất khác nhau. Theo Điều 2 của Luật An toàn thực phẩm thì khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4 khác hoàn toàn với khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16.

Việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” của các văn bản dưới Luật kể trên và không có sự phân biệt rõ với khái niệm “sơ chế, chế biến” như đã nêu là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Đánh tráo khái niệm

Theo VASEP, trong 10 năm qua, ngoài việc gia tăng danh mục hàng thuỷ sản chế biến phải kiểm dịch (bệnh), thì còn có bất cập lớn nữa là chưa phân biệt được các chỉ tiêu về “dịch bệnh” và “an toàn thực phẩm” khi mà sản phẩm là thực phẩm dùng cho người. Hầu hết các chỉ tiêu vi sinh đang quy định tại TT26/2016 và TT36/2018 đều là các chỉ tiêu ATTP là tác nhân gây bệnh cho người khi ăn phải, chứ không phải là các chỉ tiêu dịch bệnh - tác nhân làm lây lan dịch bệnh cho đối tượng thuỷ sản/động vật nuôi. Nói cách khác, là có sự đánh tráo khái niệm, trùng lắp nội dung và khiến quy mô hàng hoá và đối tượng chịu điều chỉnh là quá mức cần thiết.

Bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra (VASEP) cho rằng, thực tế hiện nay, nhiều nước không yêu cầu kiểm dịch (bệnh) đối với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến chín, đóng bao bì kín. Các nước (từ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật, Canada…) đến các nước trong khu vực, hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định/chỉ tiêu của ATTP đối với sản phẩm thuỷ sản chế biến (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, ướp muối). Nhiều nước yêu cầu nước xuất khẩu kiểm tra và cấp chứng thư sức khoẻ (Health Certificate) cho các lô hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu sang họ, cũng chỉ áp dụng các quy định và chỉ tiêu ATTP (thực phẩm dùng cho người).

Bà Hà cho biết thêm, hiện nay Australia và Trung Quốc cũng có yêu cầu kiểm một số chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm đối với tôm đông lạnh nhập khẩu áp dụng với một số dạng sản phẩm tôm “raw” đông lạnh (chưa hấp chín, hoặc chưa ướp tỏi) cho các chỉ tiêu dịch bệnh có thể lây lan trong môi trường nuôi của Australia (người dân có thói quen dùng tôm làm mồi câu). Các chỉ tiêu này gồm các virus gây bệnh trên tôm như virus gây hội chứng Taura, đầu vàng, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT cũng không kiểm tra các chỉ tiêu bệnh dịch hay vệ sinh thú y đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu đi các thị trường (trừ một số chỉ tiêu virus gây bệnh trên tôm xuất khẩu sang Australia và Hàn Quốc), chỉ kiểm các chỉ tiêu ATTP (vi sinh, cảm quan/ngoại quan theo Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/11/2011 và các chỉ tiêu hóa học theo Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 của Bộ NN&PTNT).

Năm 2008, trong “Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản” banh hành kèm theo Quyết định 110/2008/QĐBNN ngày 12/11/2008, Bộ NN&PTNT không yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến chín, đóng bao bì kín.

Bà Hà cho rằng cần thiết phải kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá, nhưng về mặt khoa học và quản lý, không áp dụng tương tự cho các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín…) vì về nguyên tắc, các mặt hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm chế biến chín, đóng bao bì kín (như đồ hộp, hàng khô tẩm gia vị ăn liền…) không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh.

“Với sản phẩm thuỷ sản chế biến như nói trên, áp dụng các quy định quản lý theo Luật ATT là phù hợp cả về khoa học, pháp lý và thực tiễn thông lệ quốc tế”, bà Hà nhận định.

Liên quan đến vấn đề này, VASEP cũng đã kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét không đưa không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y (trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh). Các sản phẩm chế biến ở trên chỉ chịu kiểm soát theo quy định của Luật ATTP.

Được biết trong 10 năm qua (2010-2020), Bộ NN&PTNT đã có 4 thông tư hướng dẫn, quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản gồm: Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 của Bộ NNPTNT, sau đó được thay thế bởi Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; TT26/2016 được sửa đổi, bổ sung một phần bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2019.

Nhưng càng về sau “danh mục hàng thuỷ sản” nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn. Từ năm 2010-2020, cùng với việc thay thế, sửa đổi bổ sung các thông tư, thì càng về sau “danh mục hàng thuỷ sản” nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn mà không có bất cứ sự thay đổi nào về cơ sở pháp lý hoặc báo cáo nguy cơ, thông lệ quốc tế hay thông tin dịch bệnh.

Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cảnh báo về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền cọc Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cảnh báo về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền cọc
Khai mạc Tuần giới thiệu sản phẩm thủy sản, OCOP và xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hà Nội Khai mạc Tuần giới thiệu sản phẩm thủy sản, OCOP và xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hà Nội

Đọc thêm

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh Thị trường - Tài chính

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh

TTTĐ - Trong tháng 8/2024, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.369 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng năm 2024 đạt 28.215 tỷ đồng.
Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Thị trường - Tài chính

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Xem thêm