Tag

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Xã hội 12/09/2020 18:57
aa
TTTĐ - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ giờ đến cuối năm, tình hình thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp và khó lường, do đó thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước và trong mùa mưa bão.
Mưa lũ diễn biến phức tạp, cần đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều Cần nâng cao vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc quản lý đê điều Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận về công tác phòng chống thiên tai năm 2020 Hà Nội: Chỉ đạo quyết liệt, tạo niềm tin cho người dân trong xử lý vi phạm về đê điều Hà Nội: Phát sinh 122 vụ vi phạm pháp luật về đê điều Hà Nội yêu cầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm về đê điều

Đảm bảo đủ khả năng chống lũ

Hà Nội có hệ thống sông ngòi hồ đập với hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình, với 7 con sông chảy qua: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy. Ngoài ra còn có hệ thống các sông nội địa như sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà…

Bên cạnh đó, hệ thống đê điều của thành phố Hà Nội là hệ thống lớn, với 626,5km đê được phân cấp và 132,8km đê chưa phân cấp. Hệ thống đê điều của thành phố cũng đi qua địa bàn của 26/30 quận, huyện, thị xã…

Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa lũ, các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra trước mùa mưa lũ, cho thấy, hiện các tuyến đê đã đảm bảo đủ khả năng chống lũ với mực nước thiết kế và phấn đấu chống được lũ cao hơn.

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
Hà Nội đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ

Cụ thể, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tăng cường đầu tư các công trình thuộc diện quản lý hành lang chân đê, nâng cấp, gia cố mặt đê; phòng, chống việc lấn chiếm và tái lấn chiếm.

Thành phố cũng chủ động công bố tình trạng khẩn cấp nhiều sự cố sạt lở bờ sông và giao trách nhiệm cho các sở, ngành, địa phương lập phương án xử lý, biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Đánh giá về hiện trạng công trình chống lũ trong mùa mưa bão năm nay, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Ủy viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 2/5/2020 của UBND thành phố về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị của thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án.

“Tất cả 16 vị trí đê điều trọng điểm, xung yếu trên hệ thống đê điều thành phố đều đã được lập kế hoạch, phương án bảo vệ, bảo đảm an toàn theo từng mức báo động lũ. Các sự cố sạt lở bờ sông được khoanh vùng, kiểm soát chặt chẽ và có kế hoạch khắc phục cụ thể”, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Xác định 4 trọng điểm và 12 điểm xung yếu cần khắc phục

Qua kiểm tra, đánh giá và quá trình theo dõi, quản lý cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ trên các tuyến đê thành phố, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã xác định 4 trọng điểm, 12 điểm xung yếu đê điều trong mùa mưa bão năm nay.

Cụ thể, trọng điểm số 1 (cống Cẩm Đình tại K1+700 đê Vân Cốc (huyện Phúc Thọ), sự cố mạch đùn, mạch sủi dưới cống Cẩm Đình là nghiêm trọng, xuất hiện ở cả thượng và hạ lưu cống khi có chênh lệch mực nước.

Với tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố đã cho triển khai dự án xử lý cấp bách, hiện nay đã cơ bản thi công xong, khắc phục sự cố. Tuy nhiên, cần tổ chức theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến và lập phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn chống lũ của tuyến đê Vân Cốc.

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã xác định 4 trọng điểm, 12 điểm xung yếu đê điều trong mùa mưa bão năm nay cần khắc phục

Trọng điểm số 2 là khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0+000 - K2+000 đê Tả Đuống (huyện Đông Anh). Đây là khu vực đê sát sông, mái kè cũng là mái đê, trong khu vực còn có cống lấy nước Long Tửu là công trình liên tỉnh Hà Nội - Bắc Ninh, được xây dựng từ lâu (năm 1962), đáy cống thấp.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của chế độ thủy lực phức tạp khu vực cửa vào sông Đuống, dòng chủ lưu chảy áp sát bờ tả, mái kè cũng là mái đê; đáy sông liên tục bị bào xói, xuất hiện nhiều hố xói sâu. Những năm gần đây, liên tục xảy ra sự cố đê, kè tại khu vực này, mặc dù hai bờ đã được gia cố kè hộ chân. Mùa mưa lũ năm 2020 khu vực này cần được đặc biệt quan tâm và xây dựng phương án bảo vệ; đồng thời, phải tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời ứng cứu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đoạn đê này.

Trọng điểm số 3 là công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53+450 đê hữu Hồng (quận Bắc Từ Liêm). Đây là một trong những cống lớn, xây dựng lâu (năm 1938), đáy cống ở cao trình thấp, tường ngực bị thấm. Vì vậy, khu vực này cần được quan tâm và xây dựng phương án bảo vệ; đồng thời phải tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn cho khu vực này.

Trọng điểm số 4 tương ứng từ K22+500 đến K26+000 đê Hữu Cầu. Vị trí từ K22+678 đến K23+178 kè Hiệu Chân, hiện đang được xử lý cấp bách khắc phục sự cố cần được xây dựng phương án bảo vệ. Đồng thời, phải tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn cho khu vực này.

Đáng ngại, khu vực đê, kè, cống Tân Hưng - Cẩm Hà, tương ứng K24+950 - K25+300 đê Hữu Cầu trong phạm vi chiều dài khoảng 100m tuyến đê có 3 cống qua đê, trong đó, 2 cống có cao trình đáy thấp, những năm trước, đã có hiện tượng nứt ngang đê tại khu vực này, tuy đã được xử lý, song cần theo dõi chặt chẽ khi có lũ cao. Vì vậy, năm 2020, cần quan tâm theo dõi chặt chẽ và xây dựng phương án đối với khu vực này, nhằm đảm bảo trong trường hợp xảy ra lũ lớn trên sông Cầu.

Năm 2020, ngoài 4 trọng điểm trên các tuyến đê xác định còn 12 điểm xung yếu. Đối với những điểm xung yếu được thống kê, vào mùa lũ cần tăng cường tuần tra canh gác, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực để sẵn sàng xử lý nếu có tình huống bất lợi xảy ra.

Đọc thêm

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm