Tag

Hà Nội tập trung xóa bỏ các điểm tập kết rác gây ô nhiễm

Môi trường 29/10/2021 21:42
aa
TTTĐ - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn xuất hiện nhiều điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và cảnh quan đô thị. Do đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp, nhanh chóng di dời các điểm tập kết rác để thuận tiện cho việc quản lý, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan đô thị và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.
Hà Nội: Hướng đến nền hành chính phục vụ Hà Nội khánh thành 15 Nhà đại đoàn kết và trao sinh kế cho hộ nghèo Xử lý hồ sơ trực tuyến hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đúng tiến độ Hình thành thế hệ nông dân mới có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp

Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng vì rác thải

Từ nhiều năm nay, người dân phố Thanh Đàm, phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) phải sống chung với ô nhiễm phát sinh từ một điểm tập kết rác ngay cạnh đường, đoạn nối sang khu chung cư Vĩnh Hưng.

Tại đây thường xuyên có những thùng chứa rác thải và nhiều đống rác tràn xuống lòng đường. Rác sau khi thu gom không được di chuyển ra khỏi khu vực kịp thời mà lưu cữu từ ngày này sang ngày khác. Những khi thời tiết nắng hay có gió, mùi hôi từ rác nồng nặc trong không khí, bao phủ khu dân cư. Thêm vào đó, việc đốt rác khiến tình trạng ô nhiễm càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân nơi này.

Tương tự, đã từ lâu, người dân ở ngõ 27, phố Bùi Ngọc Dương, phường Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) luôn phải chung sống với tình trạng môi trường ô nhiễm nặng do mùi hôi thối, xú uế từ bãi rác tự phát hình thành trên lối đi của ngõ.

Hà Nội tập trung xóa bỏ các điểm tập kết rác gây ô nhiễm
Trên địa bàn thành phố Hà Nội còn xuất hiện nhiều điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và cảnh quan đô thị

Bãi rác này xuất hiện cách đây khoảng 7 năm. Nguyên nhân do khu vực này có nhiều công trình xây dựng, không muốn mất tiền di chuyển vật liệu hỏng sau khi hoàn thiện công trình, các đơn vị thầu đã cho công nhân lợi dụng đêm tối mang gạch, cát, cốp pha… ra vứt tại điểm này. Theo người dân ở đây cho biết, do lưu cữu lâu ngày không được xử lý nên người dân sống trong khu vực và các đối tượng vận chuyển phế thải đã mang đến đây đổ trộm ngày càng nhiều.

Vì không chịu nổi mùi rác thải trong không khí, thỉnh thoảng người dân sống liền kề với bãi rác phải châm lửa đốt. Chỉ vài ngày sau, rác lại “chất cao như núi”, ngày nắng cũng như ngày mưa liên tục bốc mùi nồng nặc.

Để giải tỏa bãi giác tự phát này, UBND phường Bạch Mai đã thuê phương tiện di dời, đặt biển cấm tại khu vực, nhưng một số hộ dân thiếu ý thức vẫn đem các loại rác thải đến đây đổ.

Tại quận Long Biên, đoạn đường dài khoảng 100m, ở đầu ngõ 565, đường Bát Khối, phường Thạch Bàn (quận Long Biên) thường xuyên tồn tại nhiều rác, phế thải. Ngay tại vị trí này, UBND phường Thạch Bàn đã đặt một tấm biển ghi rõ “Khu vực nghiêm cấm đổ rác, phế thải, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Hà Nội tập trung xóa bỏ các điểm tập kết rác gây ô nhiễm
Rác thải sinh hoạt ùn ứ, chất thành đống ven nhiều tuyến phố ở nội thành Hà Nội gây ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, trên thực tế, tấm biển này không có tác dụng. Những đống rác đủ loại từ rác thải sinh hoạt cho đến chất thải rắn, dụng cụ gia đình hư hỏng... được chất cao, tràn xuống đường, rất mất vệ sinh. Người dân ở đây thấy rác lưu cữu, không có cơ quan nào thu dọn đành phải dùng biện pháp tạm thời là đốt để giảm thiểu lượng rác.

Tuy nhiên, việc làm này khiến khói bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường. Được biết, nơi đây từng là vị trí tập kết rác thải của một đơn môi trường nhưng vì rác và phế thải không được di chuyển hết ra khỏi khu vực trong ngày nên trở thành nơi đổ rác của một số người dân thiếu ý thức.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành

Tình trạng các bãi rác thải tự phát tại nhiều địa bàn khu dân cư đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Không chỉ có rác thải sinh hoạt, bãi rác này còn chứa rất nhiều các loại chất thải rắn, phế thải xây dựng, bàn ghế hỏng, chăn màn, nệm, chiếu cũ rách... lưu cữu, chất đống, bốc mùi nồng nặc, ruồi muỗi bu đầy rất mất vệ sinh. Thực trạng này kéo dài đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Bà Trần Thị Thúy, ở Bát Khối, phường Thạch Bàn (quận Long Biên) bức xúc: “Chúng tôi sống cạnh bãi rác này nên thường xuyên phải hít thở không khí ô nhiễm, lúc nào cũng cảm thấy rất khó thở. Rác lưu cữu lâu năm thành nơi trú ngụ, sinh sôi của rất nhiều ruồi muỗi, côn trùng và chúng xâm nhập vào khu nhà ở của hàng trăm hộ dân. Nhiều hôm, một số người đã châm lửa đốt, khói bụi trộn lẫn mùi phế thải bốc lên khiến chúng tôi rất khổ sở”.

Hà Nội tập trung xóa bỏ các điểm tập kết rác gây ô nhiễm
Cơ quan chức năng liên quan cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc di dời điểm tập kết rác này để thuận tiện cho việc quản lý, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan đô thị và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân thường đi qua đoạn đường này mỗi ngày cho biết, khi trời nắng thì khu vực này ngập trong mùi rác nồng nặc còn những hôm trời mưa, nước từ bãi rác chảy ra làm đường trơn, đi lại rất nguy hiểm.

Thực tế là người dân đang sinh sống tại các khu vực gần điểm tập kết rác thải ngày càng phải sống chung với ô nhiễm từ rác thải với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, đề nghị chính quyền các địa phương sớm thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn, trong đó có việc tăng cường tuần tra để phát hiện, xử lý các vi phạm về đổ rác trộm, đổ rác không đúng nơi quy định; Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc di dời điểm tập kết rác này để thuận tiện cho việc quản lý, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan đô thị và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.

Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tới 17 khu xử lý chất thải có xử lý chất thải sinh hoạt, trong đó có 8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới. Tuy nhiên, tiến trình này cần được đẩy nhanh kết hợp giữa việc áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại để đáp ứng sự phát triển của Thủ đô.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm