Tag

Hà Nội tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xã hội 20/09/2021 21:56
aa
TTTĐ - Trên địa bàn Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung tại 14 xã thuộc 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Những năm qua, thành phố đã rất quan tâm, chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho bà con khu vực này, nhờ đó cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng khởi sắc.
Triển khai hiệu quả các biện pháp phòng dịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch đến đồng bào dân tộc thiểu số Phấn đấu mỗi năm giảm 3% hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đích nông thôn mới

Nâng cao đời sống Nhân dân

Để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, thành phố Hà Nội đã huy động mọi nguồn lực, tập trung thực hiện hàng trăm dự án trên các lĩnh vực như y tế, thủy lợi, nước sạch, văn hóa, trường học, giao thông. Cùng với đó, thành phố cũng có chính sách đối với người có uy tín, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế…

Phó Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, các chương trình, dự án, chính sách đã được triển khai kịp thời, hiệu quả. Đến nay, 100% khu vực miền núi đã có mạng lưới điện quốc gia. Trình độ dân trí ngày một nâng cao. Tệ nạn xã hội và các hủ tục dần được đẩy lùi.

Hà Nội tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Diện mạo vùng quê An Phú (Mỹ Đức, Hà Nội) ngày càng khởi sắc

Tại huyện Quốc Oai, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sống tập trung tại hai xã Phú Mãn và Đông Xuân. Với sự quan tâm của thành phố, đến nay, đời sống mọi mặt của đồng bào được nâng cao. Đặc biệt, từ năm 2017, hai xã nói trên đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.

Ông Bùi Văn Bồng (ở xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai) phấn khởi cho biết: “Nhờ có chính sách của thành phố, không chỉ đường giao thông liên thôn được bê tông hóa giúp việc đi lại dễ dàng hơn, một số hộ dân còn được hỗ trợ tiền nước sinh hoạt nên bà con rất phấn khởi”.

Huyện Thạch Thất có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở đây chỉ còn 0,82%, giảm 2,22% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người là 44 triệu đồng/năm, tăng 8 triệu đồng so với năm 2016.

Các nhà văn hóa thôn từng bước được đầu tư xây dựng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho Nhân dân. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, trạm y tế, hệ thống đài truyền thanh được đầu tư khang trang…

Chia sẻ về những thay đổi tại địa phương, bà Phùng Thị Hiền (ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất) nói: “Chính sách của Nhà nước, thành phố đã giúp nhiều người được vay vốn xóa đói giảm nghèo, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao”.

Hà Nội tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cuộc sống của người dân ngày càng khởi sắc (Ảnh tư liệu)

Tại huyện Mỹ Đức có duy nhất xã An Phú là địa bàn dân tộc miền núi, những năm qua, UBND huyện đã triển khai các chính sách đối với đồng bào dân tộc công khai, dân chủ, đúng quy định, mang lại hiệu quả thiết thực. Hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6 đến 8%. Hiện nay, 100% đường giao thông liên thôn, bản được bê tông hóa; 40% hệ thống thủy lợi, kênh mương được cứng hóa. Các thôn đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Tiếp tục quan tâm để thu hẹp khoảng cách

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ về mọi mặt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội cùng các cấp, ngành từ thành phố đến huyện, nhiều chương trình dự án đã được đầu tư, các chính sách về dân tộc như Chương trình 135 của Chính phủ được quan tâm triển khai, thực hiện: Quyết định 102/QĐ-TTg của Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, các chương trình, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã được triển khai kịp thời, bao gồm hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên; Hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế công tác tại vùng đặc biệt khó khăn...

Hà Nội tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Mô hình trồng sen kết hợp với du lịch ở An Phú đang là hướng phát triển mới cho người dân (Ảnh tư liệu)

Thông qua việc thực hiện các chính sách về phát triển sản xuất, trình độ sản xuất, canh tác của người dân đã nâng lên rõ rệt và biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện miền núi.

Điển hình là xã An Phú (Mỹ Đức), hiện nay, bà con các dân tộc đã yên tâm sản xuất 2 vụ lúa, năng suất cao. Những xứ đồng úng trũng, bà con đã cấy một vụ lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, gia súc gia cầm; Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển từ cấy lúa sang trồng sen…

Cơ cấu cây trồng vật nuôi có chuyển biến rõ nét, nhiều mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng sen kết hợp với nuôi trồng thủy sản phát triển du lịch, chăn nuôi dê. Những rừng keo đến tuổi thu hoạch bạt ngàn trên các triền núi, cùng với những trang trại, nông trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi dưới chân núi thực sự đã là cây con xóa nghèo, làm giàu cho nhiều hộ.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, do xuất phát điểm của các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều và thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, thiếu việc làm... Do đó, các địa phương cần nỗ lực hơn nữa để xóa đói giảm nghèo, giúp Nhân dân từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm