Tag

Hà Nội có thêm nhiều trường công lập mới

Giáo dục 06/08/2024 08:31
aa
TTTĐ - Để chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025 dự kiến tăng 27.000 học sinh lớp 6 so với năm học trước, nhiều quận, huyện ở Hà Nội đang xây mới và sửa chữa các trường THCS đáp ứng nhu cầu của học sinh.
60 trường công lập ở Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10 Khám phá ngôi trường công lập "siêu đẹp"

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay, Hà Nội có khoảng 160.000 học sinh vào lớp 6. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nhiều trường học đã được xây mới, sửa chữa và dần hoàn thiện.

Ông Nguyễn Hữu Hải - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm, cho biết, năm nay, quận có thêm 1 trường mới là THCS Nguyễn Thị Minh Khai, địa chỉ trên trục đường Tây Thăng Long, phường Tây Tựu.

Hà Nội có thêm nhiều trường công lập mới
Trường THCS Giảng Võ 2, quận Ba Đình, Hà Nội sẵn sàng đón học sinh trong năm học mới 2024 - 2025

Ông Hải thông tin, trường mới tuyển sinh ngay năm nay với 45 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng. Theo đó, trường có thể đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 1.800 học sinh.

Ngoài đảm bảo chỗ học cho hơn 100 học sinh theo đúng tuyến, trường nhận thêm con em các phường lân cận trong quận.

Ngoài ra, quận Bắc Từ Liêm cũng cải tạo, xây dựng bổ sung một dãy nhà với gần 15 phòng học cho trường THCS Tây Tựu. “Dãy nhà 2 tầng cũ của trường THCS Tây Tựu được xây lại thành nhà 4 tầng và thêm khu phòng chức năng”, ông Hải thông tin. Như vậy, dự kiến, tổng số phòng học được sửa chữa, xây mới khoảng 60.

Tại quận Nam Từ Liêm, ông Phạm Văn Khang - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm, cho biết, năm nay, quận có thêm 1 trường THCS công lập (hiện chưa có tên chính thức, tạm gọi là THCS Tây Mỗ 3) trên cơ sở tách ra từ trường THCS Tây Mỗ. Ngôi trường mới này có địa chỉ tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

“Trường THCS Tây Mỗ những năm gần đây đang bị quá tải. Năm ngoái, trường THCS Tây Mỗ có khoảng 700 học sinh đầu vào lớp 6, tổng học sinh THCS là hơn 2.000 em. Để phục vụ chỗ học cho cư dân chung, quận tách thêm một trường để giãn mật độ.

Năm nay, khi tách thêm trường mới, mỗi trường có thể tuyển 400 học sinh đầu vào khối 6, quy mô tổng học sinh của mỗi trường dao động khoảng trên 1.300-1.600 em”, ông Khang nói.

Tại quận Hà Đông, theo thống kê của Phòng GD&ĐT, năm học 2024 - 2025, số học sinh lớp 6 trên địa bàn tăng khoảng hơn 1.000 học sinh.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận cho biết: Để thêm chỗ học, quận đã thành lập và xây mới trường THCS Hà Đông, có địa chỉ tại khu đất lô IX, thửa số 17, phường Hà Cầu, quận Hà Đông.

Trường này dự kiến hoạt động từ tháng 6 để kịp tuyển sinh năm học mới, trong đó, tuyển khoảng 400 học sinh khối 6.

Ngoài đáp ứng học sinh ở phường Hà Cầu, trường sẽ nhận một phần học sinh của ba phường lân cận gồm Quang Trung, Nguyễn Trãi và Phú La.

Ngoài ra, theo bà Hằng, quận Hà Đông cũng sửa chữa và xây thêm phòng học ở nhiều trường khác như THCS Mỗ Lao, THCS Văn Yên, THCS Văn Quán, THCS Biên Giang.

Bà Hằng cho hay, quận có đủ phương án để đảm bảo chỗ học cho học sinh, không gây bất tiện cho các gia đình trong việc di chuyển, học sinh phải đi học trường công lập xa.

Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cũng dự kiến phân tuyến lại khu vực tuyển sinh, ở một số phường đông học sinh. Chẳng hạn, một số học sinh ở phường La Khê sẽ được chuyển sang trường THCS Lê Quý Đôn ở phường Dương Nội, để tránh quá tải.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình, cho biết, năm qua, quận đã xây dựng kế hoạch thành lập mới thêm trường THCS Giảng Võ 2 (tên tạm gọi, lộ trình xây dựng trường chất lượng cao) trên cơ sở tách trường THCS Giảng Võ hiện nay.

Mục tiêu của việc này là thành lập trường THCS Giảng Võ 2 trên cơ sở tách trường THCS Giảng Võ hiện nay nhằm giảm số lớp, số học sinh mỗi lớp để đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện xây dựng trường trường đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, quận xây dựng trường chất lượng cao trên cơ sở nâng cấp trường THCS Giảng Võ 2.

Ông Thuận cho biết, cả 2 trường đều kịp tuyển sinh lớp 6 năm học tới. Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ chính thức tổ chức hoạt động dạy học từ tháng 9/2024 tại trường THCS Giảng Võ (học vào buổi chiều).

Theo Đề án tách trường của UBND Phường Giảng Võ, năm học 2024 - 2025 do cơ sở vật chất của trường THCS Giảng Võ 2 chưa xây dựng xong nên học sinh của trường THCS Giảng Võ 2 sẽ học tạm tại trường THCS Giảng Võ hoặc học tạm tại địa điểm phù hợp khác.

Sau khi xây xong, trường THCS Giảng Võ 2 sẽ có trụ sở tại số 1B phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ, quận Ba Đình; diện tích là 5.647m2.

Năm học 2024-2025, trường THCS Giảng Võ sẽ có khoảng 2.068 học sinh/49 lớp, trong đó, có 4 lớp tiếng Pháp (mỗi khối có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp) theo chỉ tiêu tuyển sinh của Sở GD&ĐT (trung bình 42 học sinh/lớp); Khối 6 có 540 học sinh/12 lớp; Khối 7 có 651 học sinh/15 lớp; Khối 8 có 453 học sinh/11 lớp; Khối 9 có 424 học sinh/11 lớp.

Còn trường THCS Giảng Võ 2 có khoảng 1.238 học sinh/33 lớp (trung bình 37,5 học sinh/lớp), trong đó: Khối 6 có 280 học sinh/8 lớp (tuyển sinh mới, định hướng chất lượng cao); Khối 7 có 280 học sinh/8 lớp (tuyển sinh mới, ưu tiên nguồn tuyển từ trường THCS Giảng Võ, định hướng chất lượng cao); Khối 8 có 371 học sinh/9 lớp (chuyển cơ học từ trường THCS Giảng Võ sang); Khối 9 có 307 học sinh/8 lớp (chuyển cơ học từ trường THCS Giảng Võ sang).

Không chỉ có các quận nội thành, các huyện cũng nỗ lực giảm sĩ số, nâng chất lương giáo dục đào tạo. Huyện Thanh Trì đã tiến hành xây mới với 2 trường THCS là THCS Ngọc Hồi và THCS Vạn Phúc, trên các vị trí mới. Cơ sở cũ của hai trường này sẽ được bàn giao cho khối tiểu học.

"Nằm trong đề án phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới, huyện đầu tư xây dựng mới hai trường THCS nhằm tăng cường cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục. Qua đó, số lượng phòng học cũng như các phòng chức năng được tăng thêm.

Hiện, trường THCS Vạn Phúc mới đã bắt đầu được đi vào sử dụng, trường THCS Ngọc Hồi cũng đang chuẩn bị để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn", ông Phạm Văn Ngát - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì chia sẻ.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm