Tag

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam

Giáo dục 22/11/2024 16:16
aa
TTTĐ - Trong 2 ngày (22 - 23/11/2024), Trường Đại học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tiếng Nga và văn hóa Nga trong thế giới đương đại: Các vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cho người nước ngoài”.
Học sinh Thủ đô giành Huy chương bạc Olympic Quốc tế tiếng Nga Nâng cao trình độ giáo viên tiếng Nga của Việt Nam Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam

Tham dự hội thảo có ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Murashkin Vladimir Vladimirovich - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác LB Nga tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội; ông Sloma Oleg Stanislavovich - Tham tán Công sứ Đại sứ quán Cộng hòa Belarus tại Việt Nam.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Nhiều đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo

Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham dự của PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội; GS.TSKH Chu-pan-di-na Elena Evgenievna, quyền hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Quốc gia Voronezh; cùng hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học, trường THPT tại Hà Nội, cũng như các cơ sở giáo dục đại học tại Liên bang Nga và các nước khác.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Gần 260 triệu người trên toàn cầu sử dụng tiếng Nga

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, hội thảo một trong những sự kiện trọng tâm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa Tiếng Nga; đồng thời kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Đại học Hà Nội.

Tiếng Nga, một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, hiện là ngôn ngữ được gần 260 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Với vị thế là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ Tám trên thế giới, tiếng Nga đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các quốc gia.

“Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Nga, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, du lịch, năng lượng, dầu khí và quốc phòng, đã góp phần làm sống dậy sự quan tâm đến ngôn ngữ, giáo dục và khoa học Nga”, TS Lương Ngọc Minh nhấn mạnh.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội phát biểu

Trường Đại học Hà Nội hàng năm tuyển sinh hàng trăm sinh viên có chất lượng đầu vào xuất sắc theo học ngành Ngôn ngữ Nga. Đây chính là động lực thúc đẩy việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đặt ra yêu cầu mới trong việc phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Nga có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.

Cũng theo TS Lương Ngọc Minh, với quy mô đào tạo hơn 20.000 sinh viên, nhà trường hiện giảng dạy 13 ngôn ngữ, trong đó có 11 ngành ngôn ngữ cấp bằng cử nhân. Khoa Tiếng Nga của Trường, một trong những khoa đầu ngành, đã góp phần quan trọng khẳng định vị thế của nhà trường trong nghiên cứu và đào tạo ngôn ngữ Nga tại Việt Nam và quốc tế.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Sinh viên trường Đại học Hà Nội tham dự sự kiện

Ở Việt Nam, các thế hệ người Việt Nam dành cho tiếng Nga và văn hóa Nga sự quan tâm vô cùng đặc biệt. Việc biết tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam, giúp họ tiếp cận thị trường lao động nói tiếng Nga và hội nhập văn hóa.

Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Nga

Tại đây, các diễn giả như PGS.TS Gracheva Zhanna Vladimirovna, GS.TSKH Olga Anatolyevna Berdnikova (Đại học Tổng hợp Quốc gia Voronezh, Liên bang Nga), TS Trần Mai Chi và TS Phạm Mai Phương (trường Đại học Hà Nội, Việt Nam), PGS.TS Natalia Alekseevna Kutyreva và NCS Phạm Hoàng Anh (Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội) đã trình bày báo cáo và thảo luận các vấn đề như: Vai trò của tiếng Nga trên thế giới hiện nay; nghiên cứu văn hóa và văn học Nga; xây dựng chương trình đào tạo tiếng Nga các bậc học…

PGS.TS Gracheva Zhanna Vladimirovna, Trưởng khoa Ngôn ngữ - Đại học Tổng hợp Quốc gia Voronezh đã trình bày báo cáo “Tiếng Nga như một ngôn ngữ toàn cầu: Lịch sử và hiện tại”.

Dựa trên cơ sở phân tích các tài liệu khoa học khác nhau, tác giả đưa ra những nhận định và mô tả các khuynh hướng quảng bá việc sử dụng tiếng Nga qua các giai đoạn lịch sử và trình bày những hướng phát triển tiềm năng của tiếng Nga trong phạm vi các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Ông Murashkin Vladimir Vladimirovich - Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác Liên bang Nga tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.

GS.TSKH Olga Anatolyevna Berdnikova với báo cáo về chủ đề “Sự nghiệp tiếng Nga vĩnh cửu của chúng ta: Sứ mệnh của văn hóa Nga trong thế giới hiện đại”. Theo bà, văn học Nga là sự thể hiện toàn vẹn nhất của nền văn hóa Nga. Các đặc trưng về đạo đức như lòng hướng thiện, nhu cầu sám hối, thức tỉnh lương tâm, sự từ chối cái ác, khát khao về mặt tinh thần là những đức tính dẫn dắt con người tới nhận thức chân lý và lẽ phải, cũng chính là những giá trị tinh thần mà văn học Nga hướng đến nuôi dưỡng và khơi dậy trong lòng độc giả.

Những sinh viên Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nga là vào đầu những năm 1920. Khi đó, khoảng 70 người Việt Nam được đào tạo ở nước Nga Xô Viết, trong số đó có vị lãnh tụ kính yêu của Nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ năm 1951, khoảng 30 nghìn công dân Việt Nam đã được đào tạo bậc đại học và trung học chuyên nghiệp ở Nga. Hiện nay, có hơn 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Nga, trong đó, hơn 2.300 sinh viên được đào tạo theo diện Hiệp Định và được chi trả toàn bộ học phí.

Mỗi năm, Chính phủ Nga dành cho Việt Nam một trong những mức hạn ngạch đào tạo tối đa với 1.000 suất học bổng toàn phần.

“Đặc trưng tư tưởng và hình ảnh của nền văn học Nga mang lại cho nền văn học này nét thú vị và dễ tiếp cận đối với độc giả các nước và lục địa khác nhau trên thế giới”, bà nói.

Báo cáo Hoạt động ngoại khóa như một phương pháp phát triển kỹ năng nói cho sinh viên Khoa tiếng Nga, trường Đại học Hà Nội” được trình bày bởi TS Trần Mai Chi và TS Phạm Mai Phương, đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển kỹ năng nói tiếng Nga cho sinh viên Khoa tiếng Nga, trường Đại học Hà Nội.

Bài báo phân tích một số hình thức hoạt động ngoại khóa điển hình như: CLB nói tiếng Nga, các cuộc thi ngôn ngữ, các buổi giao lưu trực tuyến với sinh viên nói tiếng Nga đến từ các trường đại học tại Việt Nam và nước ngoài, các trò chơi tập thể, dã ngoại…

Các hoạt động này không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên thực hành tiếng Nga, hiểu biết thêm về văn hóa Nga, mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm của bản thân, mở rộng giao lưu với sinh viên học tiếng Nga tại các trường khác và người bản xứ.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Ông Sloma Oleg Stanislavovich - Tham tán Công sứ Đại sứ quán Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

GS.TS.Trupandina Elena Evgenhevna, quyền Hiệu trưởng, Đại học Tổng hợp Quốc Gia Voronezh chia sẻ: "Nhiều sinh viên Việt Nam cũng theo học tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Voronezh. Chúng tôi tự hào về những cựu sinh viên Việt Nam đã từng học tập dưới mái trường này và hiện đang công tác tại trường Đại học Hà Nội, cũng như các cơ sở giáo dục khác, với những đóng góp to lớn vào công tác phổ biến tiếng Nga tại Việt Nam. Họ là những người gìn giữ tình yêu với nước Nga, với nền văn hóa Nga và truyền tải tình yêu này đến với thế hệ trẻ".

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
PGS.TS Kutyreva N.A, cán bộ Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội trình bày báo cáo tham luận

Được biết, sau hội thảo, các bài báo khoa học sẽ được lựa chọn để công bố trong Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ trường Đại học Hà Nội.

Tiếng Nga mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm

Đọc thêm

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường Giáo dục

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường

TTTĐ - Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 diễn ra lúc 10h ngày 22/11, tại Hà Nội.
Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình Giáo dục

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình

TTTĐ - Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội tổng kết và trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Xem thêm