Tag

Giới trẻ nói không với đồ nhựa dùng một lần

Môi trường 15/12/2023 09:14
aa
TTTĐ - Đa phần các quán ăn, nhà hàng tại Hà Nội hiện đều có thêm hình thức phục vụ là bán mang về và chủ yếu sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần thậm chí cả túi nilon để đựng thực phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, những loại bát, đũa, cốc nhựa, túi nilon loại này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Cần thay đổi nhận thức để bảo vệ tương lai Nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi sử dụng đồ nhựa dùng một lần “Kiêng nhựa” - “detox” Trái đất khỏi rác nhựa dùng một lần Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia

Đồ nhựa dùng một lần giá “siêu rẻ” hại môi trường ra sao?

Với nhịp sống sôi động, hối hả, nhiều thực khách, đặc biệt là giới trẻ không còn đủ thời gian buổi sáng để nhâm nhi cốc cà phê hay tự thưởng cho mình một bữa sáng “nạp” đủ năng lượng ngắm phố phường tấp nập. Họ thường đặt đồ uống, thức ăn nhanh qua các ứng dụng trên điện thoại.

Nhằm phục vụ nhu cầu của các thực khách này, các nhà hàng quán ăn, cửa hàng đồ uống, siêu thị tiện ích nhỏ lẻ đều sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần (hộp xốp, túi nilon, ly cốc, ống hút) do mức giá rẻ lại gọn nhà, tiện lợi sử dụng.

Giới trẻ nói không với đồ nhựa dùng một lần
Nhiều quán ăn, cửa hàng đồ uống sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần

Sau khi Chính phủ phát động phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Nhiều sáng kiến đưa ra để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhựa sinh học, sản phẩm giấy, khuyến khích người dân mang dụng cụ đựng khi mua thực phẩm…

Để hạn chế tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần, một số nhà hàng đã chuyển sang sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như hộp cơm, túi nilon tự phân hủy, đồ bằng giấy bìa, muỗng từ tre…

Tuy nhiên, trên thực tế, giá thành các loại vật liệu thân thiện môi trường khá cao trong khi đó đồ nhựa dùng một lần lại có giá “siêu rẻ”. Nếu mua với số lượng lớn, giá thành các loại đồ này chỉ có giá từ 300 - 500 đồng/chiếc.

Thậm chí, nhiều hộ gia đình trong các dịp đi nghỉ mát, picnic hoặc dịp cỗ bàn, cúng giỗ còn mua đủ loại đồ dùng một lần vì “dùng xong, vứt đi luôn, đỡ công phải rửa”. Hầu hết các loại đồ dùng một lần được bán đầy rẫy tại các tiệm tạp hóa, siêu thị. Sản phẩm dựng trong các bao nilong in sơ sài bằng loại mực rẻ tiền, có loại không nhưng đều không in rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất.

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời, nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi nilon còn rất phổ biến.

Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa… Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.

Túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ, nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất.

Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1.000 năm túi nilon mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi nilon rác thải mỗi ngày không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi nilon có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

Cứu môi trường khỏi rác thải nhựa

Túi nilon, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng.

Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.

Giới trẻ nói không với đồ nhựa dùng một lần
Những loại bát, đũa, cốc nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

TS Nguyễn Thị Minh Phương, Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Còn nhiều hạn chế trong hiểu biết của người dân cũng như thay đổi hành vi tiêu dùng nhựa. Mặc dù phần đông người dân nhận thấy tình trạng ô nhiễm chất thải rắn trong môi trường sống của họ, nhưng rất nhiều người chưa sẵn sàng sử dụng các túi thay thế túi nilon,hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần”.

Chính vì vậy, với trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường. Mọi người cần duy trì thói quen sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường khi đóng gói thực phẩm và đưa phong trào “nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” lan tỏa rộng rãi.

Website Kiêng Nhựa (www.kiengnhua.vn) là một điểm nhấn trong chương trình truyền thông thay đổi hành vi mà dự án triển khai trong năm 2023. Lần đầu tiên được giới thiệu trong dự án, đây là một công cụ giúp du khách đo lường mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng món đồ nhựa dùng 1 lần như chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa/hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng 1 lần…

Từ đó, các bạn trẻ có thể lựa chọn hoặc tiếp tục sử dụng nhựa dùng 1 lần hoặc lựa chọn “kiêng” sử dụng và lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hơn bởi “Mỗi hành động dù nhỏ nhất của mỗi cá nhân đều có tác động đến môi trường”.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm