Tag

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nông thôn mới 28/04/2022 18:30
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long “Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022”, chiều 28/4, tại Đồng Tháp đã diễn ra Hội thảo định hướng thúc đẩy thị trường nhóm sản phẩm OCOP trong phát triển du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Đà Nẵng và 3 tỉnh Tây Nguyên Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử Sản phẩm OCOP mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân huyện Mê Linh Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh Tạo dựng thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tại hội thảo, ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai đồng bộ, rộng khắp và có sự lan tỏa mạnh mẽ đến 63 tỉnh, thành.

Đến nay, cả nước đã có hơn 7.400 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của trên 4.000 chủ thể OCOP, trong đó hợp tác xã chiếm hơn 38%, doanh nghiệp gần 26%; Cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hơn 33%, còn lại là tổ hợp tác.

Ông Đào Đức Huấn cũng cho biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP với hơn 1.270 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phát biểu tại hội thảo

Theo ông Đào Đức Huấn, các địa phương dựa trên lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch gắn với sản phẩm OCOP nhiều là Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang đã thúc đẩy du lịch gắn với thúc đẩy sản phẩm OCOP theo hướng nhanh, ổn định, bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa bền vững, một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế; Ngoài ra, thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia vào chương trình; Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ.

Trong định hướng tới, sẽ phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững; Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên và có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Các đại biểu tham dự hội thảo

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới trung ương cho biết: Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm chỉ mới được triển khai hơn một năm nhưng đã phủ khắp 63/63 tỉnh thành cả nước, có 7.436 sản phẩm 3 và 4 sao, trong đó 67% 3 sao, 31% 4 sao và 1,5% 5 sao và tiềm năng.

Sản phẩm du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ tăng 300%, khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 cả nước về nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch (11%). Giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế nông thôn là một trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Trải qua hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, chúng ta hiểu hơn tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế. Phát triển du lịch nông thôn cũng là hướng phát triển du lịch bền vững trên thế giới hiện nay hướng tới các giá trị văn hóa độc đáo, sáng tạo, gần gũi, hài hòa với thiên nhiên", ông Sơn nói.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết: Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP thời gian qua được Đồng Tháp quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP.

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn cảnh hội thảo

Ông Thương chia sẻ: "Đồng Tháp có trên 64 mặt hàng OCOP được triển khai, phát triển làm du lịch cộng đồng. Trong đó, có gần 10 sản phẩm được xếp hạng 4 sao và 5 sao, chính vì thế trong định hướng phát triển của các nhóm dịch vụ OCOP để phát triển du lịch cộng đồng là một định hướng đúng đắn, được đẩy mạnh làm sao phát triển lan rộng ra, nhưng phải nâng cao chất lượng và phát triển bền vững".

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp để xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc; Khai thác lợi thế, đặc trưng của từng địa phương về: Nông nghiệp, văn hóa, điều kiện tự nhiên; Xây dựng và phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức dịch vụ du lịch và điểm du lịch, đặc biệt là vai trò quản lý, điều phối hoạt động; đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ du lịch.

Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu. Tham gia hội thi có 50 sản phẩm OCOP đến từ 12 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng, đạt 4 sao hoặc tiềm năng 5 sao của các địa phương. Ban Tổ chức sẽ đánh giá, chấm điểm để lựa chọn các sản phẩm đặc sắc đáp ứng yêu cầu theo thể lệ Hội thi để trao giải, dự kiến vào ngày 30/4.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không" Nông thôn mới

Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không"

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đưa ra “tối hậu thư” cấm biển đối với những tàu cá “3 không” và tàu cá “lưu vong” nguy cơ vượt biên đánh bắt hải sản trái phép ở các tỉnh miền Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình, hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước Nông thôn mới

Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước

TTTĐ - Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và Môi trường Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Xem thêm