Tag

Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh

Nông thôn mới 27/04/2022 15:10
aa
TTTĐ - Từ ngày 28/4 đến 3/5/2022, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) phối hợp với UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh và một số đơn vị liên quan sẽ tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2022.
Hà Nội kết nối giao thương nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Đà Nẵng và 3 tỉnh Tây Nguyên Động lực nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử Sản phẩm OCOP mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân huyện Mê Linh

Hội chợ nhằm định hướng phát triển thị trường dịch vụ để nông sản, sản phẩm OCOP trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

Đây là hoạt động thường niên của Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh đã được tổ chức thành công nhiều năm qua. Hội chợ đã trở thành thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh và nhận được sự chỉ đạo, ủng hộ của Bộ Công thương, các Bộ ngành liên quan cũng như sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tham dự sự kiện sẽ có Lãnh đạo các Bộ, ngành, Cục, Vụ cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh và các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng như đông đảo các đoàn cấp tỉnh, thành phố và doanh nghiệp cả nước.

Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh
Hội chợ nhằm định hướng phát triển thị trường dịch vụ để nông sản, sản phẩm OCOP trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch tỉnh Quảng Ninh

Về mảng thương mại điện tử và các giải pháp số, Hội chợ OCOP năm nay có sự tham gia của các sàn thương mại điện tử như Voso, Postmart, Lazada, Tiki… các đơn vị cung cấp giải pháp số cho doanh nghiệp như tài chính số, thanh toán không dùng tiền mặt hay truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm như VPBank, Visa, Icheck…

Hội chợ dự kiến với quy mô 227 gian hàng quảng bá, giới thiệu và bán trên 1.250 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, OCOP của hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc 42 tỉnh, thành phố trong nước; 10 gian hàng giới thiệu, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử (mua và bán hàng trực tuyến) ở khuôn viên bên trong Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.

Tại Hội chợ lần này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Quảng Ninh cùng tổ chức “Hội nghị kết nối, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tham gia hoạt động Thương mại điện tử tại Quảng Ninh”.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ tại Hội chợ lần này, là nơi để các doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp Quảng Ninh cũng như doanh nghiệp các tỉnh, thành phố tiếp cận với phương thức phân phối hiện đại, phương thức thanh toán và logistics hiện đại khi ứng dụng các giải pháp công nghệ số để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Các sàn thương mại điện tử cũng như đối tác sẽ giới thiệu các giải pháp, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong việc thúc đẩy bán hàng trên thương mại điện tử và ứng dụng các giải pháp tài chính số.

Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh
Hội chợ có sự tham gia đồng hành của nhiều sàn thương mại điện tử

Tại Hội chợ, Sàn thương mại điện tử Lazada - với lịch sử 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam - cũng sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đặc sản vùng miền.

Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP khi đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada có thể được hỗ trợ thông qua các chương trình dành riêng cho nhà bán hàng mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ chuyên biệt miễn phí trong 90 ngày đầu, các khóa huấn luyện kỹ năng kinh doanh trực tuyến và các chương trình khuyến mãi thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tham gia tại sự kiện lần này cũng có sự góp mặt của sàn thương mại điện tử Tiki. Đến với Hội chợ, đại diện sàn thương mại điện tử này cũng sẽ có những chia sẻ về định hướng thực hiện nhiều chiến dịch bán hàng trong thời gian tới để giúp nhà bán hàng gia tăng doanh số, đẩy mạnh phát triển công nghệ trong quy trình kho bãi và giao nhận hàng hóa để tối ưu trải nghiệm bán hàng và mua hàng.

Với mong muốn mở rộng và kết nối mạnh mẽ hơn tới các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tại Hội chợ, Sàn Thương mại điện tử Voso (thuộc sở hữu của công ty CP Bưu chính Viettel - Viettel Post) cũng sẽ giới thiệu về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Voso và các phương án tối ưu hóa logistics trong thương mại điện tử.

Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh
Hội chợ dự kiến với quy mô 227 gian hàng quảng bá, giới thiệu và bán trên 1.250 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, OCOP của hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp

Có thể nói Hội nghị này sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi cả nước thông qua thương mại điện tử. Đồng thời đây cũng là hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau thời gian dài phòng chống dịch bệnh COVID-19 và giãn cách xã hội.

Năm 2022 là năm nền tảng quan trọng của chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, do đó tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh thông qua các hình thức bán hàng cả phương thức truyền thống và qua các sàn thương mại điện tử uy tín: Tiki, Voso, Lazada, Sendo, Postmart.vn, Shopee...

Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; Hướng mạnh việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị; Xây dựng nhãn hiệu, bảo đảm quy mô, tính chuyên nghiệp để khẳng định thương hiệu của các sản phẩm Việt.

Dự kiến năm nay, tỉnh Quảng Ninh sẽ phát triển mới ít nhất trên 50 sản phẩm; Đánh giá phân hạng thêm từ 70 - 100 sản phẩm đạt từ 3 sao đến 4 sao, phấn đấu có 2-4 sản phẩm tiềm năng 5 sao để tham gia dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia; phát triển mới ít nhất 15 đơn vị kinh tế tham gia chương trình.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm