Tag

Tạo dựng thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nông thôn mới 28/04/2022 20:19
aa
TTTĐ - Từ ngày 28/4 - 3/5/2022 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022”.
Hà Nội kết nối giao thương nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh Hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử Sản phẩm OCOP mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân huyện Mê Linh Hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền góp mặt tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh Đà Nẵng tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên

Góp phần tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với chủ đề Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022, Diễn đàn có sự góp mặt của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Các sở, ngành, đơn vị cấp huyện của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác trên cả nước; Các tổ chức xúc tiến thương mại, các đơn vị được giao chủ trì triển khai thực hiện Chương trình OCOP... với quy mô trên 350 gian hàng.

Diễn đàn chia thành từng khu vực, trong đó có không gian triển lãm sản phẩm OCOP; Chuỗi các sự kiện hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó là không gian triển lãm sản phẩm dự thi và tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022; Không gian giới thiệu các sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc (do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện); Khu vực ẩm thực (bao gồm hoạt động tổ chức Hội thi ẩm thực); Khu vực gian hàng thương mại; Khu triển lãm sinh vật cảnh; Khu vực biểu diễn nghệ thuật…

Tạo dựng thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Diễn đàn thu hút hơn 350 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã, làng nghề

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn cho biết: Diễn đàn là không gian tăng cường kết nối tiêu thụ - mở rộng thị trường, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhau và giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các địa phương, vùng miền khác trên cả nước.

Đồng thời, các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn được tổ chức đặc sắc, hình thành hình ảnh đặc trưng, thể hiện giá trị văn hóa của con người Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện tăng cường giao lưu văn hóa và du lịch nông thôn giữa các vùng miền trên cả nước… góp phần quảng bá hình ảnh và con người Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh, thành phố, nhằm góp phần thực hiện tốt đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp.

Đặc biệt, Diễn dàn góp phần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng hướng đến mục tiêu sản xuất - tiêu dùng xanh; Tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa, khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện môi trường; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá đối với diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế, đơn vị phân phối và người tiêu dùng về sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc sản của Đồng bằng sông Cửu Long…

Đáng chú ý, sẽ có 3 hội thảo và 3 hội thi diễn ra trong chuỗi sự kiện của diễn đàn. Trong đó, Hội thảo Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp thực hiện.

Hội nghị Kết nối sản phẩm OCOP giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM, Hà Nội với hệ thống phân phối, siêu thị và các nhà nhập khẩu bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư Đồng Tháp, Sở Công thương thực hiện.

Tạo dựng thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Diễn đàn là không gian tăng cường kết nối tiêu thụ - mở rộng thị trường, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP

Bên cạnh đó là hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Sendo, Tiki, Voso, Postmart... do Sở Công thương Đồng Tháp chủ trì thực hiện. Hội nghị Xúc tiến thương mại kết nối giao thương - tour tuyến du lịch giữa doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng và doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2022.

Hội thi trực tuyến tìm hiểu về sản phẩm OCOP, Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu sản phẩm OCOP. Hội thi Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 do Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp thực hiện...

Hình thành không gian chung về xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: “Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. Mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình vai trò như một “đại sứ” của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang nhiều tính nhân văn, trong đó có những sản phẩm từ sen - thể hiện giá trị sâu lắng về văn hóa, con người xứ sở sen hồng Đồng Tháp”.

Hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 1.276 sản phẩm đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 17,1% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, 66,8% sản phẩm đạt 3 sao, 30,6% sản phẩm đạt 4 sao, 2,4% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Có 643 chủ thể OCOP với 32,8% là doanh nghiệp, 17,2% là hợp tác xã và 48,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tạo dựng thương hiệu, giá trị sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo kế hoạch, năm 2022, tỉnh Đồng Tháp là địa phương đầu tiên đăng cai tổ chức và sẽ được các tỉnh, thành phố trong vùng luân phiên tổ chức hàng năm

Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung, ưu tiên phát triển sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gần với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung như: Trái cây, thủy sản, lúa gạo để phát triển các sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn phối hợp và nhận được sự đồng tình ủng hộ của UBND 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức diễn đàn thường niên, luân phiên ở các tỉnh, thành phố, hình thành không gian chung về xúc tiến đầu tư, thương mại liên kết sản xuất, quảng bá, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh sản phẩm OCOP gắn với truyền thống lịch sử, kinh tế, văn hóa của cả vùng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn.

Theo kế hoạch, năm 2022, tỉnh Đồng Tháp là địa phương đầu tiên đăng cai tổ chức và sẽ được các tỉnh, thành phố trong vùng luân phiên tổ chức hàng năm. Diễn đàn không chỉ là không gian giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu văn hóa và du lịch nông thôn giữa các vùng miền, góp phần quảng bá, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đọc thêm

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Xem thêm