Tag

Điều chỉnh giá nước sạch là cần thiết, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của người dân

Muôn mặt cuộc sống 29/06/2023 20:07
aa
TTTĐ - Đó là một trong những ý kiến được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Quyết định của UBND TP Hà Nội về phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức chiều nay (29/6).
Gỡ "nút thắt", giải "cơn khát" nước sạch cho người dân Phương pháp xử lý nước sạch hộ gia đình an toàn, hiệu quả Bảo đảm cung ứng đủ, hiệu quả nguồn nước sạch cho người dân
Tăng giá nước sạch là có cơ sở và tính đến yếu tố an sinh
Quang cảnh hội nghị

Tăng giá phải đi kèm với tăng chất lượng nước

Theo phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội: Từ mức đến 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo giá bán lẻ nước sinh hoạt là 5.973 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 5.973 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Các đối tượng dân cư khác giá bán lẻ nước sinh hoạt là 7.500 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 8.500 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024. Mức từ trên 10-20m3 (hộ/tháng), giá bán lẻ nước sinh hoạt là 8.800 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 9.900 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024. Mức từ trên 20-30m3 (hộ/tháng), giá bán lẻ nước sinh hoạt là 12.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 16.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024. Mức từ trên 30m3 (hộ/tháng), giá bán lẻ nước sinh hoạt là 24.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 27.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp, phục vụ công cộng thì giá bán lẻ nước sinh hoạt sẽ là 12.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 13.500 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Đối với hoạt động sản xuất vật chất thì giá bán lẻ nước sinh hoạt sẽ là 15.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 16.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thì giá bán lẻ nước sinh hoạt sẽ là 27.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 29.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Tăng giá nước sạch là có cơ sở và tính đến yếu tố an sinh
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An góp ý vào dự thảo

Góp ý vào dự thảo, một số chuyên gia, nhà khoa học đều chung quan điểm cho rằng: Việc UBND TP Hà Nội dự kiến điều chỉnh tăng giá nước sạch sinh hoạt từ 1/7/2023 chắc chắn sẽ tác động đến cuộc sống của người dân. Song những tác động đó là rất nhỏ so với việc tạo động lực để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch cho Thủ đô.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, việc điều chỉnh giá nước sạch tại thời điểm này là cần thiết nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cung cấp nước sạch trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, bà Bùi Thị An đề nghị có báo cáo về chất lượng nước của các đơn vị cung cấp nước trong thời gian qua.

Không để xảy ra lãng phí tiêu cực

Ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, giá nước sạch hiện nay không bù đắp được chi phí sản xuất bỏ ra, do đó dòng tiền để xử lý việc đầu tư, tái đầu tư không thực hiện được. Bên cạnh đó, sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân nước sạch vào các khu dân cư xa trung tâm; Không khuyến khích được người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả… Tất cả điều đó cho thấy việc điều chỉnh giá là cần thiết.

“Không riêng Hà Nội thấy sốt ruột phải điều chỉnh giá nước sạch, mà các địa phương khác đã điều chỉnh từ sau khi có Thông tư 44, với mức điều chỉnh cao hơn mức Hà Nội đang đưa ra”- ông Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh.

Tăng giá nước sạch là có cơ sở và tính đến yếu tố an sinh
Ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật góp ý vào dự thảo

Cũng theo ông Thỏa, Hà Nội đưa ra đơn giá là có cơ sở và việc tăng giá có tính đến yếu tố an sinh xã hội đối với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức giá nước sạch áp dụng tại mức sử dụng nước sạch 10m3 đầu tiên là 5.973 đồng/m3 (mức giá này được giữ nguyên theo giá nước sạch năm 2013). Đây là chính sách đúng đắn, bảo đảm an sinh xã hội, tuy nhiên, việc điều chỉnh giá cần bảo đảm chất lượng nước, đáp ứng đúng yêu cầu cho người dân. Bên cạnh đó, phải làm thật tốt chính sách phục vụ khách hàng, chống gian lận trong đo đếm lượng nước sử dụng và tính tiền nước.

Ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật cho biết, việc tính toán, quy định điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt được xem xét, cân nhắc gắn với tình hình mức thu nhập của các tầng lớp Nhân dân, cũng như việc sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, là quan tâm đến những gia đình chính sách, hộ nghèo và hộ cận nghèo đã thể hiện tính nhân văn, khoa học, dân chủ, đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Theo ông Thảo, tăng giá nước sạch nhưng cũng cần quan tâm đến việc kiểm tra, thanh tra toàn bộ các khâu đầu tư xây dựng các nhà máy, các trạm sản xuất nước sạch trên địa bàn TP và khu vực; Đảm bảo chất lượng nước sạch đúng tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào dự thảo Quyết định của UBND TP về phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên đia bàn TP Hà Nội.

Tăng giá nước sạch là có cơ sở và tính đến yếu tố an sinh
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương kết luận hội nghị

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội nhận định, mức điều chỉnh giá nước sạch mà UBND TP đưa ra là mức giá tương đối phù hợp với thực tiễn Hà Nội hiện nay, so sánh với mức điều chỉnh tại các tỉnh, TP khác thì dễ có sự đồng thuận trong thời điểm này.

Từ đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục là hạt nhân tích cực tuyên truyền ngay từ trong gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống cho tới các tổ chức mà mình đang làm việc, để mọi người dân ủng hộ một quyết sách lớn của TP. Đồng thời, để thể hiện sự ưu việt của Thủ đô, đề nghị Tổ soạn thảo rà soát bổ sung những đối tượng hộ dân đáng quan tâm, để khi triển khai Quyết định sẽ có cơ sở đi vào thực tiễn ngay.

Đặc biệt, về khâu tổ chức thực hiện Quyết định, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội lưu ý cần làm rõ trách nhiệm quản lý điều hành của UBND TP đối với các Sở, ngành, trong đó có nội dung tăng cường thanh tra kiểm tra, nhằm thực hiện mọi nội dung liên quan đến giá phải đảm bảo công khai, minh bạch và nhất là bình đẳng giữa người bán - người mua và chất lượng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành.

“Từ khâu đầu đến khâu cuối phải đảm bảo tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch, mới hạn chế thấp nhất phát sinh tiêu cực”- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương nêu rõ.

Đọc thêm

Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), tỉnh Hải Dương giảm 26 xã, một phường và dôi dư 424 cán bộ, công chức, viên chức, 28 trụ sở UBND xã, phường.
Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng

TTTĐ - Ngày 8/11, đồng chí Chu Hồng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành uỷ viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa Muôn mặt cuộc sống

Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) đánh giá, ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn mà là hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu...
Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Xem thêm