Tag

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

Muôn mặt cuộc sống 08/11/2024 16:19
aa
TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Trưng bày gần 200 tư liệu, hiện vật về di tích nhà và hầm D67 tại Hoàng Thành Thăng Long Những hiện vật quý về phong trào thi đua yêu nước Trưng bày 150 tài liệu, hiện vật di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ tiếp nhận hiện vật của Vua Hàm Nghi do hậu duệ của Vua Hàm Nghi trao tặng (Ảnh quangtri.gov)
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ tiếp nhận hiện vật của Vua Hàm Nghi do hậu duệ của Vua Hàm Nghi trao tặng (Ảnh quangtri.gov)

Tại Di tích quốc gia Thành Tân Sở, xã Cam Chính (huyện Cam Lộ), UBND huyện Cam Lộ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức chương trình ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger” và khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.

Đây là sự kiện quan trọng nhằm tri ân vị vua yêu nước, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích quốc gia Căn cứ Tân Sở, hướng đến kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban “Dụ Cần Vương” (13/7/1885 - 13/7/2025).

Lãnh đạo huyện Cam Lộ trao tặng sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” cho các trường học trên địa bàn huyện Cam Lộ (Ảnh quangtri.gov)
Lãnh đạo huyện Cam Lộ trao tặng sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” cho các trường học trên địa bàn huyện Cam Lộ (Ảnh quangtri.gov)

Cuốn sách “Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” là công trình của TS. Amadine Dabat, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, chắt gái của công chúa Như Lý (con gái của Hàm Nghi).

Cuốn sách không chỉ là một công trình khoa học mà còn là một hành trình đầy cảm xúc, mang đậm tình cảm gia đình và lòng tự hào về cội nguồn của mình. Đồng thời, cuốn sách cung cấp nhiều tư liệu mới, làm sáng tỏ cuộc đời và tâm hồn của vua Hàm Nghi.

Cuốn sách dày hơn 500 trang, trong đó có 71 trang tác phẩm mỹ thuật, 12 trang tác phẩm điêu khắc, 68 trang ảnh tư liệu, thư từ... đã dựng lại một phần lịch sử và tâm hồn của Hoàng đế Hàm Nghi - một con người đại diện cho ý chí kiên cường của dân tộc và tinh thần vượt qua nghịch cảnh. Dù sống trong vòng kiềm tỏa của thực dân Pháp nhưng ông không nguôi nhớ nghĩ về cố quốc, đau đáu với cội nguồn.

khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương (Ảnh quangtri.gov)
Khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương (Ảnh quangtri.gov)
Đại biểu tham quan không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương  (Ảnh quangtri.gov)
Đại biểu tham quan không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương (Ảnh quangtri.gov)

Được biết, Hàm Nghi - Vị hoàng đế thứ tám của triều Nguyễn không chỉ là một vị vua trẻ tuổi đứng lên dấy nghĩa Cần Vương lúc nước nhà bị xâm lăng, mà còn là một con người với tài năng và tình yêu nghệ thuật sâu sắc. Dù phải chịu đựng cuộc sống lưu vong ở xứ người từ khi còn rất trẻ, ông đã biết cách vượt qua khó khăn và thăng hoa trong vai trò của một họa sĩ, một nhà điêu khắc và một người sáng tạo đích thực.

Trong khuôn khổ, lễ ra mắt sách đã diễn ra lễ khai trương không gian trưng bày hiện vật, tư liệu về Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương. Trong không gian trưng bày có hàng trăm hiện vật, tư liệu phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ đã tiếp nhận một số hiện vật của vua Hàm Nghi do hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng gồm: một ống điếu hút thuốc bằng gỗ khảm xà cừ của vua Hàm Nghi thường dùng trong thời gian ở Pháp; Bát và đũa ăn cơm, ống đựng tăm mà vua Hàm Nghi dùng trong thời gian bị lưu đày ở Alger.

Ngoài ra, có thêm 29 bức tranh (bản sao) do vua Hàm Nghi vẽ khi ở Pháp và trong thời gian bị lưu đày ở Alger được đưa về đền thờ để trưng bày.

Gần 140 năm trước, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng thành Tân Sở, với định hướng trở thành “kinh đô kháng chiến”, phòng khi có biến cố ở Kinh thành Huế. Ngày 5/7/1885, Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng tùy tùng đã ra Căn cứ thành Tân Sở. Tại đây, vua Hàm Nghi đã ban “Dụ Cần Vương” hiệu triệu mọi tầng lớp nhân dân phò vua, chống Pháp.

Huyện Cam Lộ đã quy hoạch Di tích Quốc gia Căn cứ thành Tân Sở với diện tích khoảng 25ha. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 1995.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

TTTĐ - Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

TTTĐ - Chiều 31/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm...
Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi Muôn mặt cuộc sống

Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - 119 cán bộ là công chức, viên chức tại Đà Nẵng được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 67.
Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển Muôn mặt cuộc sống

Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển

TTTĐ - Hội thi diễu hành xe hoa, thuyền hoa nhằm tuyên truyền, biểu dương những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 195/QĐ-UBND phân bổ ngân sách trị giá hơn 92,7 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện trong việc xóa bỏ nhà tạm và nhà dột nát, nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng Xã hội

Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng

TTTĐ - Tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất các ý tưởng, giải pháp để Đảng bộ, chính quyền thành phố cùng Nhân dân đồng lòng, đoàn kết, bứt phá tăng trưởng, xây dựng Đà Nẵng phát triển, đạt được các mục tiêu, tầm nhìn đã đặt ra.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm tại miền Tây Nam Bộ Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm tại miền Tây Nam Bộ

TTTĐ - Ngày 28/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre về các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tham gia xây dựng Nông thôn mới; kinh nghiệm quản lý các nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ…
Xem thêm