Tag

Dịch và sau dịch

Tiêu điểm 28/04/2020 08:15
aa
Thật vui khi chúng ta lại được gặp nhau trong ngày đầu tuần. Thế là chúng ta đang đẩy lui được dịch bệnh. Ông Trần Đăng Khoa lý giải như thế nào về hiện tượng đặc biệt này?
4821 fccd86c0f18318dd4192
Đường phố đông đúc trở lại sau những ngày giãn cách xã hội

Cũng như bà, tôi rất vui. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với ông Vũ Đức Đam. Nguy cơ dịch vẫn còn quanh ta. Vì thế đừng bao giờ chủ quan. Rất nguy hiểm. Tôi cũng đã nói từ rất lâu rồi: Chỉ khi nào thế giới không còn dịch thì chúng ta mới tạm yên tâm. Lý giải về vấn đề này, tôi đồng ý với một nhà khoa học khi ông cho rằng, chúng ta đã ý thức được khả năng hạn chế: “sẽ vỡ trận khi có hơn 1.000 người nhiễm bệnh”, vì không có đủ phương tiện như gường bệnh, trang thiết bị, thuốc men, chúng ta đã chọn phương pháp sơ đẳng để chống dịch virus. Đó là cách ly tuyệt đối từ đầu người lây nhiễm và những người tiếp xúc lây nhiễm thứ cấp F1,F2,F3….Chúng ta đã cách ly tuyệt đối nguồn lây nhiễm từ ngoài. Phương thức “tìm và diệt”; “Chống dịch như chống giặc”, rất phù hợp với những nước có phương tiện hạn chế như chúng ta. Phải nói vai trò chỉ đạo của Chính phủ phủ, đặc biệt ông Vũ Đức Đam và Bộ Y tế là rất đáng được ghi nhận.

Chúng ta đã có được một giải pháp phù hợp với năng lực của mình và hành động khá quyết liệt, nên đã kiểm soát được dịch bệnh, chấp nhận hy sinh về kinh tế và chúng ta đã thành công. Cùng với chúng ta cũng còn rất nhiều nước khác ở gần Trung Quốc, có quan hệ sâu với Trung Quốc, nhưng họ rất ít bị lây nhiễm, như; Bhutan 7, Lào 19, Mongolia 36, Nepan 48, Cambodia 122. Đấy là những con số lây nhiễm. Tất cả các quốc gia ấy cũng đều chưa có ca tử vong vì covid 19. Điều cũng cần ghi nhận là cuộc chống giặc virus của chúng ta được toàn dân ủng hộ, trên dưới một lòng tuân theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Ngay cơ quan tôi, cơ quan Hội Nhà văn, một địa chỉ tưởng như rất phóng khoáng nhưng chúng tôi thực thi rất nghiêm ngặt. Chúng tôi là cơ sở đầu tiên huỷ các lễ hội, các cuộc hội thảo, gặp gỡ đông người ngay từ khi Chính Phủ chưa có quy địch.

Cuộc họp đầu tiên của Lãnh đạo Thường trực Hội từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết chiều 6 thàng Giêng, chúng tôi đã quyết định dừng ngày Thơ, dừng chuyến đi thực tế và Hội thảo Văn học Tây Nguyên. Rồi rất nhiều các cuộc gặp gỡ khác, dù đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng…

Chúng ta đang dỡ bỏ dần cách ly. Nhưng ở các nước, đặc biệt các nước Âu, Mỹ, dịch vẫn còn hoành hành và số người chết tăng từng giây chứ không phải từng ngày. Dù vẫn đang cấp bách chống dịch, nhưng người ta vẫn đang truy cứu trách nhiệm của của Trung Quốc khiến cả thế giới phải gánh chịu hậu quả. Nhiều tập đoàn kinh tế thế giới kiện Trung Quốc, đòi bồi thường hàng chục ngàn tỷ USD, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ USD…

Đấy chỉ là kinh tế thông thường. Còn hàng trăm ngàn người thiệt mạng thì tính thế nào đây? Thế giới, trong đó có Mỹ đang điều tra toàn diện về con virus này. Ngay hôm gặp gỡ đầu tiên ở Hội Nhà văn, ngày 6 tháng Giêng khi đó còn chưa phong toả, cũng chưa có ai quan tâm đến nguồn gốc con virus, một nhà văn, nhà dịch giả nổi tiếng đã nói với tôi đó là vũ khí sinh học của Trung Quốc đã “xổng chuồng” ở phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán nên nguy hiểm lắm. Hồi đó tôi cũng chưa tin. Nhưng bây giờ cả thế giới đang rung chuyển vì Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp.

Ông là Nhà khoa học thuộc Viện Pasteur Pháp. Ông cũng là Nhà vi rút học nổi tiếng hàng đầu Thế giới, người đã cùng hai nhà nghiên cứu khoa học tìm ra virut HIV gây bệnh SIDA (đoạt giải thưởng Nobel Y học năm 2008. Ông là Giáo sư Luc Montagnier. Giáo sư Luc Montagnier trả lời tiến sĩ Jean-François Lemoine trong một chương trình truyền hình, ông cho biết các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng các virus corona trong việc phát triển vaccine ngừa HIV. Ông cũng cho biết có các đoạn mã RNA của virus HIV trong chuỗi gene của COVID-19, hay còn gọi là SARS-CoV-2. “Cùng với đồng nghiệp của tôi, nhà toán học và sinh học Jean-Claude Perez, chúng tôi đã cẩn thận phân tích hình thái chuỗi cấu trúc gene của loại virus RNA (COVID-19) này”, và nói rằng không chỉ nhóm của ông, trước đó các nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng công bố kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy chuỗi gene của Covid-19 có chứa các chuỗi trình tự của loại virus khác, nhưng bị giới khoa học thân TQ tấn công, nghiên cứu của họ đã bị gỡ bỏ.

Giáo sư Montagnier nói rằng ông là nhà khoa học và ông không đứng về phe nào hay có chủ ý nói ai là người đã tạo ra virus này với mục đích gì, mà chỉ xác nhận Covid-19 là nhân tạo. Giáo sư Luc Montagnier cho rằng phòng thí nghiệm virus tại Vũ Hán đã nghiên cứu virus corona và sử dụng loại virus này như là một véc-tơ cho virus HIV, nhằm tìm kiếm vaccine ngăn ngừa hội chứng suy giảm miễn dịch. Trong một câu hỏi mang tính phản biện, tiến sĩ Jean-François Lemoine đã hỏi rằng liệu Covid-19 có đến từ một bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS hay không. Ông Luc Montagnier đã trả lời rằng điều này là không thể, vì để chèn chuỗi trình tự của HIV vào trong chuỗi gien của virus corona, thì cần có những công cụ ở mức phân tử, và điều đó chỉ có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Theo giáo sư, lý giải hợp lý là Covid-19 đã thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán do tai nạn, và mục đích của phòng thí nghiệm này không phải là tạo ra vũ khí sinh học, mà có thể là để tạo ra vaccine chống HIV-AIDS. Điều may mắn trong việc Covid-19 sản sinh trong phòng thí nghiệm là ở chỗ, khi nó lây lan, những thành phần bị biến đổi trong gene của nó sẽ dần dần bị loại bỏ: “Tự nhiên không chấp nhận bất cứ một sự thao túng ở cấp phân tử nào, nó sẽ loại bỏ những thay đổi bất tự nhiên này, ngay cả khi không có sự tác động của con người, mọi chuyện sẽ cải thiện, nhưng tiếc là phải sau rất nhiều cái chết”.

Giáo sư Luc Montagnier cũng phủ nhận việc mình bị gọi là “kẻ theo thuyết âm mưu”. “Kẻ theo thuyết âm mưu nằm ở phía bên kia, là những kẻ giấu diếm sự thật”, ông nói. Mặc dù không buộc tội ai, ông Luc Montagnier hy vọng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ thừa nhận điều đã xảy ra trong phòng thí nghiệm của họ. “Dù thế nào đi chăng nữa, sự thật sẽ luôn ló dạng, còn chính quyền Trung Quốc thì tùy họ có nhận trách nhiệm hay không”.

Ông Luc Montagnier cũng nói một câu khá hay: "Sự lừa dối đi bằng thang máy còn sự thật thì leo thang bộ. Tuy cần thời gian nhưng cuối cùng sự thật sẽ luôn luôn đến đích".

Hiện Giáo sư Montagnier đang bị tấn công, bị sức ép tứ bề, rồi còn bị phản bác, chửi bới và xúc phạm, nhưng một nhà khoa học và y khoa người Pháp, người dành cả cuộc đời cho các công trình khoa học để cống hiến cho nhân loại, người đã từng được Giải Nobell về Y học sẽ giữ đúng đạo đức khoa học và không thoả hiệp chính trị hay bất cứ thế lực nào, không lùi bước trước sự tấn công của những kẻ đang tìm cách phủ nhận bịt miệng ông bằng mọi giá... Nhưng rồi sự thật vẫn cứ là sự thật. Mỹ và nhiều nước trên thế giới đang điều tra toàn diện vấn đề này. Đây là một bằng chứng khoa học quan trọng để cho họ tham khảo.

Nếu con người nghiên cứu tạo ra loại virus thì dù cho ngay cả họ không cố tình gieo rắc nhưng do sơ xuất mà thành đại dịch như hiện nay thì nguy hiểm đến mức nào! Khi dịch Covid-19 xuất hiện thì đã có giả thuyết nói là nhân tạo và khoảng tháng 1/2020 rất nhiều nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu và hầu như họ không tin vào giả thuyết trên vì không có cơ sở, chỉ là nghi vấn, nên không đáng tin cậy và không chính phủ nào có phản ứng. Còn đây là công bố kết quả nghiên cứu với đầy đủ cơ sở khoa học và bằng chứng của nhà vi rút học nổi tiếng, đã từng tìm ra virus HIV, và đã nhận giải Nobel Y học nên tính xác quyết rất cao không dễ dàng phủ nhận.

Cho đến hiện nay thì ngày càng nhiều các nhà khoa học đang nghiên cứu về con virus này, và ông tin sẽ có nhiều nghiên cứu tiếp tục khẳng định việc Covid-19 là Virus nhân tạo. Không biết mọi việc sẽ tiếp diễn ra sao. Cùng quan điểm với giáo sư Luc Montagnier, mới đây nhà sinh học phân tử và virus học nổi tiếng thế giới người Séc, Sonya Pekova, cũng cho rằng vùng điều hòa của COVID-19 rất đáng ngờ, virus này “cư xử rất khác thường”, “không giống với tự nhiên”, và “không loại trừ khả năng nhân tạo”.

Xin cảm ơn ông

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Tiêu điểm

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Tiêu điểm

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Tiêu điểm

Bài 2: Chưa được như kỳ vọng

TTTĐ - Chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung vào thu hút, đãi ngộ, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng…
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tiêu điểm

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Xem thêm