eMag azine
25/10/2024 08:00
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

25/10/2024 08:00

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.

Cán bộ

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, nhằm cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới mà như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh là kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác cán bộ nói chung, tạo nguồn tăng sức trẻ cho Đảng nói riêng cần có những hướng đi đột phá thì mới có thể cụ thể hoá chủ trương của Đảng trong thực tiễn...

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Nhìn lại kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, tổng số cán bộ Đoàn, cán bộ trẻ trúng cử đại biểu Quốc hội là 48/499, đạt tỷ lệ 9,62%; tổng số cán bộ Đoàn, cán bộ trẻ trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh là 510/3.721, đạt tỷ lệ 13,71%; tỷ lệ này ở cấp huyện là 5.010/22.459 chiếm 22,22%; cấp xã là 88.190/239.752, đạt tỷ lệ 36,78%.

Trong khi đó tại Hà Nội, cách đây 5 năm, tại buổi họp báo sau phiên bế mạc Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, tỷ lệ cán bộ trẻ vào Ban Chấp hành khóa mới chưa đạt yêu cầu 10% (giới thiệu 8%, nhưng trúng cử 5%). Kinh nghiệm cho thấy, muốn cán bộ nữ và cán bộ trẻ trúng cử được Ban Chấp hành thì phải đưa lên "bệ phóng". Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội 17 người, Ban Chấp hành Đảng bộ có 71 người, nếu so với cơ cấu dân số của các tỉnh thành khác là ít hơn. Thực tế cho thấy, đồng chí nào là cán bộ trẻ ở Hà Nội mà lên được Phó Giám đốc Sở, Giám đốc Sở cũng rất ít

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng
Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

Tại cuộc Tọa đàm “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới” do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho hay: Mục tiêu, chỉ tiêu về cán bộ trẻ tham gia các cấp vẫn chưa đạt, kết quả cũng còn trồi sụt, chưa thật sự bền vững.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ rõ, nguyên nhân chủ yếu nằm ở vai trò người đứng đầu. Nhiều nơi triển khai bài bản nhưng cũng có địa phương, đơn vị do thường xuyên thay đổi người đứng đầu cho nên tính bền vững chưa được bảo đảm.

"Do đó, để phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, điều quan trọng nhất là người đứng đầu. Nếu người đứng đầu có trách nhiệm, quan tâm đến vấn đề này thì sẽ đạt được sự chuyển biến, hiệu quả. Bên cạnh thu hút cán bộ trẻ làm cán bộ công tác quản lý, cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng là trưởng các nhóm nghiên cứu" - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề xuất.

Đồng tình về vai trò của người đứng đầu trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đối với cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị phải có tinh thần dấn thân, chấp nhận nguyên tắc “có vào, có ra, có lên, có xuống”, có sản phẩm tốt ở mọi vị trí công việc. Việc thi tuyển công chức cũng nên xem xét tổ chức thường xuyên. Đặc biệt, cần quan tâm đến cán bộ Đoàn và tiếp tục coi tổ chức Đoàn là môi trường đào tạo, rèn luyện để cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và rút ngắn thời gian thi tuyển công chức, thay vì 5 năm một lần, thì sẽ khó duy trì đội ngũ cán bộ trẻ thường xuyên liên tục bên cạnh việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực vượt trội.

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Theo các chuyên gia, để đảm bảo chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ, đặc biệt đảm bảo cơ cấu “3 độ tuổi” các nhiệm kỳ đại hội là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không sẽ không có lực lượng để kế thừa. Vì vậy, giữa nhiệm kỳ, nên cho tăng 10% tỉ lệ cấp ủy, bổ sung đảm bảo cán bộ trẻ, có nguồn cán bộ trẻ để đào tạo.

Cùng đó, có giải pháp để có nguồn cán bộ trẻ nổi trội, năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh, có sản phẩm cụ thể mạnh dạn bố trí, giới thiệu tham gia cấp ủy; Đổi mới phương thức đánh giá cán bộ, đánh giá chính xác năng lực hiệu quả của cán bộ, để khi giới thiệu, cất nhắc vị trí cán bộ trẻ thì có tính thuyết phục cao.

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Nhiều ý kiến từ cán bộ trẻ là lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, địa phương cho rằng, để xây dựng được đội ngũ cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ thì trước hết cần thay đổi tư duy ngay từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong toàn hệ thống chính trị; cần có cái nhìn rộng mở, đổi mới về nhận thức và đột phá về tư duy trong sử dụng, trao quyền cho cán bộ trẻ thì mới có thể hiện thực hóa được chủ trương của Đảng trên thực tế.

Nếu vẫn cứ tuần tự theo độ tuổi, thâm niên, kinh nghiệm công tác... thì cán bộ trẻ có năng lực vượt trội sẽ mãi vẫn chỉ nằm trong quy hoạch và dừng lại ở mức “có triển vọng”. Khi họ được cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm thì hoặc đã luống tuổi, hoặc đã chuyển công tác. Như vậy, vừa lãng phí nguồn tài nguyên chất xám từ người tài, vừa tạo sức ì rất lớn trong công tác cán bộ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cán bộ trẻ giống như những mầm cây, muốn cây phát triển tốt thì rất cần có môi trường, điều kiện thuận lợi, được chăm sóc, vun trồng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhân tài cũng phải có “đất dụng võ”, thì tài năng mới được phát huy, nếu không cũng sớm bị mai một và làm thui chột nhân tài. Nếu như người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương dành nhiều tâm huyết, chăm lo bồi dưỡng cán bộ trẻ, trọng dụng nhân tài thì tất yếu nơi đó, cán bộ trẻ được tạo môi trường thuận lợi để phát triển, có điều kiện tốt để phát huy năng lực, sở trường và có giải pháp đột phá để từng ngành, lĩnh vực và địa phương mình phát triển mạnh mẽ hơn.

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên. Chủ đề của hội nghị đối thoại năm 2023 là "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0"

Trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, nên cần thận trọng từng bước, từng khâu trong quy trình. Trẻ hóa về cơ cấu độ tuổi, số lượng là cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là chất lượng để có đội ngũ lãnh đạo trẻ hội tụ đủ đức, tài, ngang tầm nhiệm vụ. Trình độ năng lực, tài năng xuất chúng của cán bộ trẻ phải được chứng minh, kiểm nghiệm qua thực tiễn, chứ không phải đẹp, đúng, đủ về tiêu chí trên hồ sơ cán bộ.

Bởi vậy, “thử lửa” cán bộ trẻ không gì khác bằng thực tiễn và trong thực tiễn. Do đó, lớp cán bộ “hạt giống” kế cận trước khi được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo cao hơn, tất yếu phải được luân chuyển, kinh qua thực tiễn công tác tại cơ sở…

Hiện nay, có nhiều quy định, chính sách, hướng dẫn của các cấp về công tác cán bộ, nhưng vẫn chưa có quy định, chính sách cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là cán bộ trẻ cấp chiến lược. Vì vậy, Trung ương cần xây dựng chiến lược phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ cấp chiến lược. Ngoài ra, nên nhân rộng hình thức thi tuyển lãnh đạo trong một số cơ quan Nhà nước hiện đang được triển khai thí điểm ở một số cơ quan và địa phương; coi đây là biện pháp công tâm nhất để chọn “hạt giống đỏ".

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Cùng với việc thay đổi trong trọng dụng cán bộ trẻ, việc phát triển đảng viên trong học sinh THPT có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sức trẻ cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận có tri thức, năng lực, giàu lý tưởng cống hiến. Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo khẳng định, năm 2024 và những năm tiếp theo, Hà Nội sẽ tập trung phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên.

“TP cũng sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng để các em được đứng trong hàng ngũ của Đảng trong điều kiện ở trường THPT; chuẩn bị mọi điều kiện, hành trang tốt nhất để khi bước vào trường đại học, các em có đầy đủ nhận thức và sự thuận lợi về hồ sơ, từ đó giới thiệu kết nạp Đảng. Do vậy, dù các em học tập ở trong nước hay ngoài nước, ở Hà Nội hay tỉnh khác mà có nhiệt huyết, nhận thức và nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ của Đảng thì TP sẽ tạo điều kiện trong thời gian sớm nhất” - Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội cho biết.

Còn theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, đào tạo học sinh THPT phát triển một cách toàn diện, không chỉ chú trọng vào việc dạy những kiến thức trên lớp, cần quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức - trách nhiệm của công dân.

Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

Lực lượng đoàn viên nòng cốt là học sinh, trường học chính là "mảnh đất" nhiều tiềm năng để “ươm mầm” những “hạt giống đỏ” nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến từ người trẻ, lan toả tình yêu quê hương đất nước. Để làm được điều này, cả hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội phải cùng vào cuộc. Trong đó, các bí thư chi bộ, hiệu trưởng, bí thư đoàn các trường THPT cần có trách nhiệm cao hơn nữa trong nhiệm vụ này, để công tác phát triển đảng viên trên địa bàn Thủ đô không chỉ tăng về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng.

Có thể nói, sau 13 kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương trọng dụng, ưu tiên cán bộ trẻ, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm luôn có tính kế thừa, đổi mới và phát triển. Yêu cầu đặt ra đối với toàn Đảng, từ Trung ương về đến cơ sở là cần phải tiếp tục kiên quyết, kiên trì xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ các cấp có đủ uy tín, phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Đây là vấn đề mang tính chiến lược vẫn cần được thực hiện thống nhất, xuyên suốt ở các cấp trong nhiệm kỳ mới...

Hạnh Nguyên – Phạm Mạnh


Bài viết liên quan loạt bài "Phát huy sức trẻ, tạo đột phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc":

Bài 1: Quan điểm xuyên suốt Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"
Bài 4: Gỡ điểm nghẽn tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng nhiệm kỳ mới

« Xem bài 3

Phạm Mạnh Hạnh Nguyên