Tag
Hà Nội

Đẩy mạnh truyền thông về tầm quan trọng của tiêm chủng

Tin Y tế 25/08/2024 10:00
aa
TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tham dự hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024" với chủ đề "Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh" và phát động triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi do Bô Y tế tổ chức.
Phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi trên toàn quốc Tập huấn công tác xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng Khai trương Đơn nguyên tiêm chủng phục vụ người dân VNVC góp phần thay đổi diện mạo công tác tiêm chủng tại Việt Nam

Tỉ lệ tiêm chủng luôn ở mức hơn 98%

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, tham dự tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội có đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; Bùi Văn Hào, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; đại diện lãnh đạo một số bệnh viện và Trung tâm Y tế quận, huyện; khoa chuyên môn của CDC Hà Nội.

Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Tiêm chủng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Chương trình Tiêm chủng mở rộng là Chương trình nhận được sự quan tâm ủng hộ rất lớn của Đảng, nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Đảng, Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng thể hiện sự ưu tiên trong công tác tiêm chủng như: Nghị quyết số 20-NQ-TƯ của BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 104/NQ-CP của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030, Nghị định số 13/2024/NĐ-CP quy định rõ về đảm bảo ngân sách trung ương và địa phương cấp cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Thông qua hội nghị này, Bộ Y tế mong muốn mang đến thông điệp về tầm quan trọng của việc tiêm chủng, vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhằm đảm bảo mỗi trẻ em đều được tiếp cận kịp thời với tiêm chủng phòng bệnh.

Phát biểu tại điểm cầu Sở Y tế, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, năm 1979 Bộ Y tế cho Hà Nội triển khai thí điểm tiêm chủng vắc xin phòng bệnh tại các phường của 4 quận bao gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình và xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Sau giai đoạn triển khai thí điểm, đến năm 1985 chương trình tiêm chủng mở rộng đã bao phủ 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.

Nhờ tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm hàng chục đến hàng trăm lần góp phần vào thành công chung của Việt Nam: thanh toán bệnh bại liệt (năm 2000), loại trừ uốn ván sơ sinh (2005), tiến tới thanh toán, loại trừ từng bệnh có vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội là thủ đô của đất nước, địa bàn rộng, dân số lớn, cấu trúc dân số đa dạng, tình hình dân cư ở khu vực nội thành ngày càng phức tạp, dân cư đông, di biến động dân cư nhiều, số lượng đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng hàng năm rất lớn (trên 100.000 trẻ). Đây là những thách thức rất lớn đối với thành phố trong việc quản lý đối tượng tiêm chủng và đảm bảo tốt công tác tiêm chủng để không bỏ sót đối tượng.

Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu triển khai, chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và hoạt động tiêm chủng luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn nên kết quả hoạt động tiêm chủng đạt được những kết quả tốt.

Đến năm 2024, tại tất cả các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố đều có điểm tiêm chủng vắc xin mở rộng, cùng với đó là khoảng trên 200 cơ sở tiêm chủng vắc xin dịch vụ giúp tất cả người dân đều có khả năng tiếp cận được với các loại vắc xin giúp giảm thiểu số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trong năm 2023, kết quả hoạt động tiêm chủng của Hà Nội đã đạt được những thành quả như: Trẻ em được quản lý trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia; tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt cho trẻ đủ 5 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt là 98,1% và 96,4%; tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 cho trẻ từ 18-23 tháng đạt 83,1%, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98,5%...

Kêu gọi mọi người lan tỏa những thông điệp tích cực về hoạt động tiêm chủng

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được trong việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng và kiểm soát các dịch bệnh, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới, những thông tin sai lệch về tiêm chủng và sự giảm sút tỷ lệ tiêm chủng ở một số khu vực đang đe dọa đến thành quả mà chúng ta đã dày công xây dựng.

Vì vậy, ngành Y tế cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng, đồng thời khuyến khích mọi người chủ động tham gia vào các chương trình tiêm chủng, cung cấp thông tin chính xác, làm giảm nỗi lo ngại của người dân và hỗ trợ họ trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn về việc tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe người dân.

Hà Nội tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương phát biểu tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cũng kêu gọi tất cả mọi người dân; các cơ quan y tế; tổ chức cộng đồng; các bậc phụ huynh cho đến từng cá nhân sinh sống trên địa bàn thành phố hãy cùng nhau chung tay hưởng ứng và lan tỏa những thông điệp tích cực về hoạt động tiêm chủng.

Đồng thời, toàn ngành Y tế Thủ đô cùng nhau hợp tác để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và vững mạnh hơn, hy vọng rằng năm 2024 công tác tiêm chủng của thành phố sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực hơn nữa.

Đọc thêm

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư Tin Y tế

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư

TTTĐ - Nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ, cụ bà ở Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm.
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ Sức khỏe

Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6 đến 13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi.
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ Tin Y tế

Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

TTTĐ - Quận Nam Từ Liêm ra quân tổng vệ sinh môi trường tại 10/10 phường trên địa bàn sau ảnh hưởng của bão số 3.
Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ Sức khỏe

Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ

TTTĐ - Sau khi lũ rút, cùng với các lực lượng khác, ngành Y tế tỉnh Yên Bái nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão Tin Y tế

Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão

TTTĐ - Sở Y tế đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo thực hiện công tác tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3 Tin Y tế

Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/9, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ một số đơn vị y tế trong ngành bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ Tin Y tế

Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Ngập lụt ở một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã dấu hiệu nước rút dần. Người dân đang bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trong đó đặc biệt lưu ý dọn dẹp vệ sinh các khu bếp, khu chế biến thức ăn, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá dễ xảy ra sau mưa lũ.
Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ Tin Y tế

Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ khó khăn và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec sẽ tiến hành tiêm chủng miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ.
Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng Tin Y tế

Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng

TTTĐ - Để chuẩn bị sẵn sàng đón người dân trở về nhà sau khi phải di dời do mưa bão và đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, Trung tâm Y tế quận Ba Đình tiến hành phun khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường tại các điểm nước rút và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Phúc Xá.
Xem thêm