Tag

Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến tại các vùng miền núi

Xã hội 16/11/2021 07:33
aa
TTTĐ - Nhờ những ứng dụng thanh toán điện tử, chỉ cần vài bước “chạm tay” vào điện thoại, người dân đang sinh sống tại vùng nông thôn, miền núi đã nhanh chóng thực hiện các giao dịch thanh toán dịch vụ như đóng tiền điện, nước, cước viễn thông... mà không cần trực tiếp đến điểm thu.
Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia góp phần đẩy mạnh thương mại điện tử SHB triển khai thanh toán trực tuyến BHXH, BHYT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cho KHDN Vietcombank tiên phong cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia Nhiều ngân hàng giảm phí dịch vụ, đẩy mạnh thanh toán điện tử Cách mạng thanh toán trực tuyến với thẻ Phi vật lý - Agribank Vcard

Nhiều tiện ích, dễ sử dụng

Từ xưa đến nay, người tiêu dùng nói chung và người nông dân ở khu vực nông thôn, miền núi nói riêng thường có thói quen sử dụng tiền mặt để mua bán hàng hóa, thanh toán các dịch vụ như trả tiền điện, nước, cước viễn thông... Lý do là bởi phương thức thanh toán này rất nhanh, thuận tiện, không phức tạp và được chấp nhận ở mọi nơi. Ngoài ra, tiền mặt giúp họ dễ dàng quản lý ngân sách mà không lo phát sinh chi phí; Đồng thời thanh toán bằng tiền mặt bảo đảm an toàn, riêng tư bởi không để lại dấu vết giao dịch và không lộ thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thói quen của người dân dần thay đổi. Theo đó, với những tính năng ưu việt được tích hợp trên các ứng dụng, phần mềm của các nhà mạng, ngân hàng số, người tiêu dùng dễ dàng thanh toán khi mua hàng hóa, trả phí dịch vụ mà không cần trực tiếp đến các điểm thu.

Chị Lý Hồng Thu (ở huyện Quản Bạ, Hà Giang) chia sẻ: “Từ ngày biết đến dịch vụ thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, tôi thấy thuận tiện hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, đến ngày thanh toán tiền điện, tiền nước, tôi phải ra tận xã để nộp tiền thì nay tôi chỉ cần ngồi nhà và thao tác trên điện thoại di động là có thể hoàn tất thanh toán. Việc không phải đi lại đã giúp tôi tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí đi lại. Tôi sẽ hướng dẫn bà con trong thôn sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt để nhiều người được hưởng những tiện ích giống tôi”.

Cùng quan điểm với chị Lý Hồng Thu, anh Lệnh Văn Chiến (ở huyện Đồng Văn, Hà Giang) cho biết: Ngày trước, việc mua bán hàng hóa, thanh toán tiền dịch vụ đều được trả bằng tiền mặt nên đã tạo được thói quen tiêu dùng đối với người dân nên khi chuyển sang thanh toán trực tuyến, nhiều người cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, chỉ cần một thời gian ngắn để làm quen, người dân có thể dễ dàng thao tác các bước trên điện thoại thông minh để mua sắm mà không cần dùng đến tiền mặt.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội đến tận nhà hướng dẫn người dân gia hạn thẻ BHYT thông qua tài khoản ngân hàng trên điện thoại thông minh
Cán bộ Bảo hiểm xã hội đến tận nhà hướng dẫn người dân gia hạn thẻ BHYT thông qua tài khoản ngân hàng trên điện thoại thông minh

“Việc sử dụng thanh toán trực tuyến trong bối cảnh hiện nay là cực kì cần thiết, bởi tình hình dịch bệnh phức tạp, người dân sử dụng thanh toán trực tuyến sẽ hạn chế tiếp xúc gần và tiếp xúc qua vật trung gian, từ đó sẽ bớt nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, việc thanh toán trực tuyến cũng có nhiều thuận lợi vì người dân không cần đem theo quá nhiều tiền mặt, giao dịch lại nhanh chóng, dễ dàng, không bị nhầm lẫn... Đơn cử như việc gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế tôi vừa thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng trên điện thoại của mình rất tiện lợi và nhanh chóng. Chỉ qua vài thao tác được cán bộ bảo hiểm xã hội hướng dẫn, tôi đã hoàn thành việc gia hạn mà không cần đến tận cơ qua bảo hiểm xã hội để thực hiện. Như vậy tôi không phải mất cả buổi để đi thực hiện tận nơi, thời gian đó tôi giải quyết được rất nhiều việc khác, rất tiện lợi”, anh Lệnh Văn Chiến nói.

Đồng hành, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ

Trước kia, với địa hình miền núi phức tạp nên việc giao dịch, thanh toán tiền điện, tiền nước, các dịch vụ hàng tháng của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tại nhiều vùng miền núi, rất ít ngân hàng thương mại hoạt động, nên việc hỗ trợ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt của khách hàng cũng gặp không ít trở ngại.

Nhờ những ứng dụng thanh toán điện tử, chỉ cần vài bước “chạm tay” vào điện thoại, khách hàng nhanh chóng thực hiện các giao dịch thanh toán dịch vụ mà không cần trực tiếp đến các điểm thu.

Các ngân hàng triển khai hàng loạt dự án công nghệ quan trọng như hệ thống core banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các chi nhánh trên toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-Banking.

Một trong số những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ người dân triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt chính là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank.

Tại tỉnh Hà Giang, thời gian qua, Agribank chi nhánh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh triển khai việc thanh toán đối với các dịch vụ Mobile Banking, trả lương qua tài khoản, thanh toán quẹt thẻ qua máy POS, thanh toán QR code và phối hợp thu tiền điện, nước… nhằm giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng, đặc biệt là trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay.

Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; Nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch các hoạt động thanh toán, góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Những năm gần đây, hình thức thanh toán qua máy POS (quẹt thẻ ATM) đang được nhiều khách hàng sử dụng. Với hình thức này, khi cần thanh toán hóa đơn mua hàng hoặc dịch vụ ăn uống, khách hàng sẽ không bị mất phí. Việc thanh toán cũng trở nên nhanh, gọn và giảm thiểu rủi ro khi mang tiền mặt.

Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 58 thiết bị thanh toán POS qua hệ thống của Agribank. Điều này cho thấy dịch vụ thanh toán POS của Agribank đang được các đối tác ngày càng tin tưởng, đăng ký lựa chọn. Ðể góp phần tích cực vào thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank Hà Giang đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại, như: Dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking, E-Mobile Banking); Dịch vụ Internet Banking; Trả lương qua tài khoản, máy POS, thanh toán QR code.

Đồng thời, ngân hàng cũng đẩy mạnh dịch vụ mở tài khoản trực tuyến trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng, với 3 thuận tiện “không mất phí mở tài khoản, không cần ra quầy giao dịch và không mất phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống”. Đến nay, toàn hệ thống Agribank Hà Giang đã phát hành trên 230.083 thẻ tài khoản; Lắp đặt 26 máy ATM, trong đó có 1 máy ATM CDM. Số khách hàng sử dụng E-Mobile Banking là 99.192 khách hàng; Dịch vụ thanh toán lương qua thẻ có 1.106 đơn vị sử dụng. Ngoài ra, tiếp tục áp dụng chính sách miễn phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa từ tháng 7 - 11/2021.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc không dùng tiền mặt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp; Thúc đẩy minh bạch, công khai; Chống rửa tiền, chống tội phạm kinh tế. Đây cũng là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số của Chính phủ nói chung và các tỉnh miền núi nước ta hiện nay.

* Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm