Tag

Đánh thức trinh thám Việt với "Thám tử Kỳ Phát"

Văn học - Nghệ thuật 25/11/2018 16:47
aa
TTTĐ- Bằng việc cho ra mắt series "Thám tử Kỳ Phát", Phúc Minh Books đã đưa đến cho bạn đọc hình tượng thám tử Kỳ Phát - một "hiện tượng trinh thám” của thế kỷ XX cùng thời kỳ vàng son của Trinh thám Việt nói riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung. Qua đó góp phần đánh thức trinh thám Việt Nam.

Đánh thức trinh thám Việt với

Bìa bộ sách "Thám tử Kỳ Phát" của tác giả Phạm Cao Củng

Bài liên quan

Rèn luyện thói quen tốt cho bé qua bộ sách kĩ năng song ngữ mới

Bài liên quan

Ra mắt bộ đôi tác phẩm văn học thiếu nhi của Vân Vũ

Blogger Hảo Phạm Fiori ra mắt tiểu thuyết đầu tay ‘Vì yêu"

Tác gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94

Buổi tọa đàm "Đánh thức trinh thám Việt" diễn ra tại Phố sách Hà Nội, đường 19/12 (Trần Hưng Đạo, Hà Nội) sáng 25/11 có sự góp mặt của các khách mời là PGS.TS. Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học - Giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS. Trần Văn Toàn, Phó trưởng khoa Ngữ văn - Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Buổi tọa đàm cũng có mặt của các bạn sinh viên, các bạn trẻ, bạn đọc yêu thích sách văn học, đam mê truyện trinh thám; một số chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam; đại diện admin của các hội nhóm: Hội yêu thích truyện trinh thám, Hôi yêu sách, Bình thư quán...

Nội dung buổi tọa đàm cũng như giao lưu cùng bạn đọc với các khách mời của chương trình là để tìm hiểu những nét đặc sắc của series "Thám tử Kỳ Phát" và tài năng của tác giả Phạm Cao Củng trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam và văn học trinh thám thế giới.

Các diễn giả trong buổi tọa đàm
Các diễn giả trong buổi tọa đàm "Đánh thức trinh thám Việt" do Phúc Minh Book tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội

Thám tử Kỳ Phát là bộ truyện đã làm nên danh tiếng của “vua truyện trinh thám Việt Nam” - Phạm Cao Củng. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án. Series Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn: Đám cưới Kỳ Phát; Nhà sư thọt; Chiếc tất nhuộm bùn; Vết tay trên trần; Kỳ Phát giết người.

Mặc dù học tập và ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây, nhưng Phạm Cao Củng đã sáng tạo nên những câu chuyện thấm đẫm đời sống Việt Nam, tính cách Việt Nam. Phá án theo phương pháp suy luận diễn dịch kiểu Sherlock Holmes, song nhân vật của Phạm Cao Củng mang đậm những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông: trọng nghĩa khí, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao, luôn tôn trọng tình cảm, đạo đức.

Sau suốt thời gian ngắt quãng, chàng thám tử Kỳ Phát từng “hùng bá” một thời trên văn đàn trinh thám Việt Nam, thuở vàng son của những năm 30 - 40 thế kỷ trước, nay đã trở lại với bạn đọc thông qua bản liên kết ấn hành giữa Nhà xuất bản Công an Nhân dân và Công ty sách Phúc Minh. Lần trở lại này, series Thám tử Kỳ Phát mang diện mạo của bản trình bày đẹp và ấn tượng hơn với bạn đọc. Đặc biệt, bộ truyện trở lại ở thời điểm khi mà các độc giả trẻ đang quan tâm tới trinh thám Việt nhiều hơn.

Người đã góp phần đưa trinh thám Việt trở nên phổ biến rộng rãi đến với bạn đọc hơn từ nửa cuối những năm 30 của thế kỷ trước, đó là nhà văn Phạm Cao Củng. Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định. Cha của ông là Cụ Kép Phạm Cao Bạt, em của bà Phạm Thị Mẫn, vợ nhà thơ trào lộng nổi tiếng Thành Nam Trần Tế Xương (Tú Xương). Ông mất năm 2012 tại Mỹ.

Với những tiểu thuyết trinh thám suy luận, trinh thám mạo hiểm mang đậm nét Việt, cùng với sức viết khó ai sánh kịp, ông được mệnh danh là “vua trinh thám Việt Nam”. Những tác phẩm của Phạm Cao Củng dù vay mượn nhiều yếu tố Phương Tây nhưng việc tác giả “thổi hồn Việt” vào trong đó đã khiến cho các tác phẩm của ông trở nên “đặc biệt” hơn, giúp nó không chỉ là văn chương giải trí đơn thuần mà còn đưa văn học trinh thám Việt lên đến thời kỳ đỉnh cao. Hình tượng nhân vật thám tử Kỳ Phát đã trở thành một trong những nhân vật thám tử Việt Nam tiêu biểu.

Đánh thức trinh thám Việt với

Nhắc tới tiểu thuyết trinh thám, xưa nay trinh thám Việt vẫn luôn bị đánh giá là “yếu thế” hơn. Vậy nên dù đã có một thời vàng son rực rỡ và đã xuất hiện khá lâu nhưng tiểu thuyết trinh thám Việt sau đó dần “phai dấu” trên văn đàn. Hơn nữa, quan niệm cho rằng trinh thám là thứ “văn chương giải trí”, “tiểu thuyết ba xu” cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của dòng văn học này. Đó chính là lý do chúng ta cần nhìn lại và cùng nhau nối dài sức sống của trinh thám Việt thông qua những tác giả, tác phẩm vang bóng một thời.

Trong bộ "Nhà văn hiện đại", nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nêu nhận xét về Phạm Cao Củng: “Trong các tiểu thuyết trinh thám, như của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng có phần đặc sắc hơn…”. Ông đã viết hơn 200 cuốn sách, trong đó có hơn 20 tiểu thuyết trinh thám. Tuy nhiên, những tài liệu sưu tập liên quan đến sáng tác của ông hiện rời rạc và ít ỏi.

Phạm Cao Củng vẫn được Vũ Ngọc Phan nhắc đến khá trân trọng: “Cái đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng là những nhân vật và khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt Nam ta hiện thời, không như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt những mẩu chuyện ly kỳ của Tây phương rồi cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt, lai Pháp... Nếu xét truyện trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi tương đối, người ta thấy đến nay ở nước ta, trong loại này, tiểu thuyết của Phạm Cao Củng vẫn là những tiểu thuyết khá hơn cả”.

Series "Thám tử Kỳ Phát" của tác giả Phạm Cao Củng là bộ truyện mở màn cho dòng trinh thám Việt Nam được Phúc Minh xuất bản. Đây sẽ là cơ hội giúp bạn đọc, đặc biệt là các độc giả trẻ được tiếp tận với những bộ sách cổ, có giá trị.

Series với 5 cuốn "Vết tay trên trần", "Chiếc tất nhuộm bùn", "Kỳ Phát giết người", "Nhà sư thọt", "Đám cưới Kỳ Phát", hi vọng sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho sự trở lại của trinh thám Việt Nam, làm sống lại một thuở vàng son của trinh thám Việt.

Bài liên quan

Tọa đàm Văn học trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li

Đọc thêm

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội Văn hóa

Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh” với chủ đề “Triển lãm về các khu vườn cổ của Bắc Kinh” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ “Màu nước Hà Nội” ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em" Văn học - Nghệ thuật

8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em"

TTTĐ - Ban Tổ chức dự án “Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng” vừa trao 8 giải thưởng cho các nghệ sĩ ở lĩnh vực Nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu.
600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương Văn học - Nghệ thuật

600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương

TTTĐ - 20h ngày 8/9/2024, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương.
Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ

TTTĐ - Với triển lãm "Lớp lang cảm xúc", điều khiến nữ họa sĩ Sophie Trịnh tự hào là có thể lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, là sợi dây kết nối những nỗi niềm sâu kín, khát khao yêu thương của chính mình và những bản thể khác thông qua những tác phẩm hội họa.
Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa Văn học - Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

TTTĐ - Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Thông qua đó, người dân có thể hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc khánh.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm” Văn hóa

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ Văn hóa

“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách - Luyện tài năng". Ấn phẩm nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm.
Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Xem thêm