Tag

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn

Nông thôn mới 06/10/2022 13:18
aa
TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai hai chương trình: Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Chung tay hỗ trợ cộng đồng sử dụng nước sạch bền vững Hơn 82% người dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch Phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn... Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ

Giải quyết các vấn đề quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới

Hai chương trình "Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025" được phê duyệt nhằm hướng đến giải quyết hai vấn đề rất quan trọng đó là: Vấn đề môi trường, nước sạch và an toàn thực phẩm; Vấn đề chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới.

Tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã giới thiệu 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2022.

Theo đó, tại Quyết định số 925/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu Chương trình đề ra cụ thể đến năm 2025, tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; Ít nhất 50% số hộ dân nông thôn triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn; 15% số hộ nông thôn có nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý...

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn
Mục tiêu Chương trình đề ra cụ thể đến năm 2025, tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn

Còn theo Quyết định số 924/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phát triển chính quyền số trong xây dựng Nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% số hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% số hồ sơ công việc cấp huyện và 60% số hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; Ít nhất 70% số xã có các hợp tác xã, 70% số huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số...

Để đạt hiệu quả cao, hai chương trình đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng Nông thôn mới như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng Nông thôn mới…

Hướng tới Nông thôn mới thông minh

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương thảo luận và xác định rõ mục tiêu, kế hoạch phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của hai chương trình.

Các địa phương cũng tham luận, chia sẻ kết quả thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới thời gian qua, đặc biệt ở các lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến, hoạt động quảng bá du lịch, tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, ở các khu vực miền núi, mật độ dân số thưa thớt, việc cấp nước sạch cho người dân là vấn đề không đơn giản, tốn kém chi phí. Việc đầu tư hệ thống cấp nước sạch tại đây cũng chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp, do đó, rất cần sự quan tâm, tăng tỷ lệ cấp vốn của Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước đầu tư, quản lí, vận hành.

Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn
Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn

Ông Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ T-TECH Việt Nam cho rằng, để xử lý được vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường ở nông thôn, góp phần xây dựng Nông thôn mới thông minh, cần làm tốt 3 vấn đề: Mỗi tỉnh nên có ít nhất 1 khu liên hợp xử lý chất thải tổng hợp; Phải có công nghệ, định vị rác là tài nguyên; Việc quản lý sau đầu tư phải có sự đồng hành từ Trung ương tới địa phương.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, các hoạt động hỗ trợ xây dựng website bán hàng, tiếp thị sản phẩm... Đây là bước tiến mới để sản phẩm đặc trưng của tỉnh vươn ra thị trường.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, hai chương trình trên được phê duyệt nhằm hướng đến giải quyết 2 vấn đề rất quan trọng, đó là: Vấn đề môi trường, nước sạch và an toàn thực phẩm (vấn đề không mới, nhưng nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thời điểm rất nóng và bức xúc); Vấn đề chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới (vấn đề mới nhưng lại rất quan trọng và tất yếu phải tổ chức triển khai). Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu những ý kiến tại hội nghị và sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện chương trình để đạt hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn gắn với việc xử lý chất thải trong sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, cần xây dựng và triển khai mô hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các địa bàn có mật độ dân cư khác nhau và mục đích sử dụng chất thải sau phân loại. Tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; Hình thành và hoàn thiện các phương thức thu gom phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố; Bố trí và đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Xem thêm