Tag

Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 21/10/2022 12:19
aa
TTTĐ - Hiện nay, các đợt bùng phát dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật bởi tiếp xúc gần và ăn thịt thú rừng.
Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 7: Chuyện đời tội lỗi, liêu trai của chủ hàng thịt thú rừng Không có việc bán thịt thú rừng tại Chùa Hương Nuôi nhốt hổ trái phép có thể bị phạt 15 tù, phạt tiền tới 15 tỷ đồng Phú Thọ: Phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã bị nuôi nhốt trái phép Coi chừng mất mạng khi dùng côn trùng làm thực phẩm

Sáng nay, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên ( WWF) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị. Chiến dịch được thực hiện tại ba quốc gia - Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

Chia sẻ tại chương trình, Ban tổ chức cho biết: Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia là ba quốc gia có mức độ sử dụng thịt động vật hoang dã cao, đặc biệt các loài thú và chim được bày bán nhiều ngoài chợ và tiêu thụ tại các nhà hàng.

Trong khi đó, phần lớn các bệnh truyền nhiễm mới nổi hiện nay có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người. Việc buôn bán động vật hoang dã góp phần gây ra các thảm hoạ, đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường và các loài hoang dã, mà còn tới sức khỏe và an toàn của chính con người.

Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng
Toàn cảnh buổi họp báo phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị

Đơn cử, các đợt dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng gần đây như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cúm lợn (H1N1), cúm gia cầm (H5N1), COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ đều là các bệnh lây truyền từ động vật, có nghĩa là chúng được truyền từ động vật sang người.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, động vật không phải là nguyên nhân gây ra những đợt bùng phát dịch này - trên thực tế, nếu như chúng sống trong môi trường tự nhiên thì hầu hết các mầm bệnh chúng mang theo khó có thể de doạ tới con người. Tuy nhiên, do các hoạt động xâm lấn của con người vào những nơi hoang dã sinh sống, dẫn đến sự tiếp xúc gần giữa các loài hoang dã và con người, khiến cho con người có thể lây nhiễm dịch bệnh.

Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy, 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua.

Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ ĐVHD chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm ĐVHD trong tương lai.

Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng
Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật bởi tiếp xúc gần và ăn thịt thú rừng.

Có thể thấy rằng, việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng.

Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lay truyền từ động vật.

Bà Jan Vertefeuille - Cố vấn cấp cao về Vận động Chính sách của WWF-Hoa Kỳ cho biết: “Mặc dù chúng ta có thể không xác định được chính xác nơi mà đại dịch mới sẽ bùng phát, nhưng chúng ta xác định được các hành vi như ăn thịt thú rừng làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

Phương pháp tiếp cận người tiêu dùng để thay đổi hành vi của họ trong chiến dịch này là rất cần thiết để thay đổi quan niệm của xã hội về tiêu dùng thịt thú rừng và ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch tiếp theo”.

Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng
Con người hoàn toàn có thể bị lây nhiễm dịch bệnh khi tiếp xúc với động vật hoang dã

Bày tỏ quan điểm ủng hộ chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ và sẵn sàng đồng hành cùng WWF-Việt Nam thực hiện mục tiêu chung, hướng đến vận động người dân không tiêu thụ thịt thú rừng, góp phần giảm thiểu các mối đe dọa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đồng thời thực hiện tốt tiếp cận “Một Sức khoẻ” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực duy trì”.

Do phạm vi của chiến dịch khá rộng, nên WWF thống nhất với các đơn vị khoanh vùng đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng thành thị. Tổ chức này cho rằng, động cơ chính khiến người dân ăn thịt thú rừng là bởi tin đây là món ăn tươi, ngon, giúp chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội, hoặc bồi bổ sức khỏe. Trong đó, đối tượng có nhu cầu cao nhất thường nằm ở các đô thị lớn.

Chung quan điểm, bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, cố vấn của WWF-Việt Nam cho biết, đối tượng tiêu thụ thịt thú rừng nhiều nhất nằm ở Hà Nội và TP.HCM, có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng, và thường sử dụng thịt thú rừng trong các dịp liên hoan tại các nhà hàng.

Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng
Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, cố vấn của WWF-Việt Nam

Chiến dịch sẽ được thực hiện với sự tài trợ của WWF-Hoa Kỳ, do WWF-Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế, Báo Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng thực hiện. Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Đáng chú ý, chiến dịch sẽ có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng với cộng đồng, giúp chia sẻ thông điệp của chiến dịch và kêu gọi công chúng chấm dứt tiêu thụ thịt thú rừng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cùng lan tỏa thông tin về chiến dịch trên các kênh truyền thông của họ.

Đọc thêm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

TTTĐ - Mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, nếu không chú ý các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, con người rất dễ bị ngộ độc.
Xem thêm