Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn sau khi đậu trái đến thu hoạch
Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn |
Biện pháp hạn chế rụng hoa - rụng trái sầu riêng |
Giải pháp cải thiện mẫu mã và chất lượng trái sầu riêng |
Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Sitto Việt Nam đưa ra quy trình chăm sóc cho cây sầu riêng tới bà con nông dân về giai đoạn sau khi đậu trái đến thu hoạch như sau:
Quản lý hiện tượng rụng hoa, trái do thời kì cây ra hoa, đậu quả là thời kì cây nhạy cảm nhất, là thời điểm quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Ở giai đoạn này hiện tượng cây trồng bị rụng hoa, rụng trái non xảy ra rất phổ biến, vì vậy bà con nên chú ý chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, phải bổ sung đủ chất cho cây trồng và xử lý sớm khi có sự biến động bất thường của thời tiết.
Sầu riêng giai đoạn ra hoa |
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng trái trên cây trồng như: Sự rụng hoa giai đoạn 04 ngày sau khi hoa nở do không thụ phấn và thụ tinh, không được thụ phấn chéo tự nhiên hoặc thụ phấn bổ sung. Đặc biệt đối với giống tự bất tương hợp (Self-incompatibility) không được thụ phấn chéo thì khả năng thụ phấn và thụ tinh rất kém, cây trồng bằng hạt không bị hiện tượng này;
Rụng hoa, rụng trái sinh lý - hiện tượng rụng hoa, rụng trái sinh lý là thường thấy và rất bình thường. Xảy ra là do thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng thiết yếu trung lượng - vi lượng và cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và đọt trong thời gian mang hoa - trái; Cây bị stress do thiếu hoặc thừa nước và mất cân bằng chất điều hòa sinh trưởng.
Chúng ta cần kiểm soát hiện tượng này ở mức độ phù hợp nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Rụng trái sinh lý thường xảy ra ở 2 đợt, đợt thứ nhất khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, lúc vừa xổ nhị được 1-3 tuần, đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống. Đợt thứ 2: là khi trái ở tuần thứ 6-7 có đường kính trái khoảng 3-5cm tùy vào loại cây trồng, thời điểm trái bắt đầu tạo cơm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
Số lượng và tỷ lệ rụng tùy thuộc vào tình trạng của cây. Khi cánh hoa rụng hết báo hiệu quá trình thụ phấn thụ tinh đã hoàn thành, lúc này cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái non. Do cây không thể nuôi dưỡng hết các trái đã đậu nên việc giảm bớt số lượng là vấn đề tất yếu để cây có thể tập trung nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định.
Lúc này, cây dễ bị thiếu hụt một số chất điều hòa sinh trưởng dẫn đến tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây, đây cũng là thời điểm cây thường thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng nhất, dễ mẫn cảm với bệnh nhất.
Cần chăm sóc đúng kỹ thuật để trái sầu riêng không bị rụng và phát triển quả đều |
Hiện tượng rụng trái sinh lý là nhằm mục đích bảo vệ sức sinh trưởng của cây, khi số lượng trái trên cành quá nhiều vượt sức chịu đựng của cây thì chúng phát sinh cơ chế tự bảo vệ và thích nghi, điều đó được thể hiện ở hiện tượng tự rụng đi một phần trái để duy trì khả năng sinh trưởng, phát triển của cây bình thường.
Đồng thời, việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút, dễ rụng hoa rụng trái.
Rụng hoa, rụng trái do cây bị nhiễm nấm bệnh, gặp điều kiện bất thuận từ thời tiết. Thời tiết không thuận lợi, chăm sóc dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối dẫn đến chất lượng hạt phấn không tốt, sức sống hạt phấn kém do sự xuất hiện nhiều hoa dị hình làm cản trở quá trình thụ phấn thụ tinh.
Khi quan sát thấy trái rụng ở phần tiếp giáp giữa đài hoa và núm trái thì có thể xem hiện tượng này là do cây có thể đã bị nhiễm sâu bệnh, gặp điều kiện bất lợi từ thời tiết như nắng nóng hoặc khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước”. Nếu kết hợp mất cân bằng dinh dưỡng thì hiện tượng rụng hoa-trái non diễn ra phức tạp hơn, khó kiểm soát, có thể rụng tới 70-80% số hoa, trái trên cây.
Quy tụ lại, là do quá trình thụ phấn không được hoàn thành dẫn đến hiện tượng rụng hoa. Thời tiết không thuận lợi, - mưa nhiều; chăm sóc dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối hoặc tưới thừa nước dẫn đến chất lượng hạt phấn không tốt, sức sống hạt phấn kém do sự xuất hiện nhiều hoa dị hình làm cản trở quá trình thụ phấn thụ tinh.
Do đó, bà con cần tìm hiểu và phân biệt kỹ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng rung hoa, rụng trái là rụng do sinh lý tức là từ yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và rụng do điều kiện bất thuận từ thời tiết như mưa nắng thất thường gây sốc nhiệt, sốc nước, ít ánh sáng và nấm bệnh tấn công… để có các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất cho cây trồng.
Giai đoạn từ 1 đến 3 tuần sau khi đậu trái (sau xả nhị 1 tuần), sử dụng bộ đôi Amine + Calcium Boron (có thể kết hợp với GA3 theo liều khuyến cáo) và bộ đôi Amine + Sitto Gum-Boro vào giai đoạn 5-6 tuần sau khi đậu trái, liều dùng 1 cặp cho 300-400 lít nước.
Bà con cần theo dõi quá trình sinh trưởng cây sâu riêng thường xuyên để phát hiện sâu, bệnh kịp thời |
Quản lý hiện tượng lệch trái, giật hộc, méo trái: Có nhiều nguyên nhân làm cho trái sầu riêng phát triển không đều và mẫu mã không đẹp như mong đợi là do một số nguyên nhân sau: Hoa thụ phấn không đủ, thụ tinh không hoàn toàn, rất dễ nhận thấy giai đoạn trái trứng cút; Trong quá trình cây đang nuôi quả thì đi đọt, đặc biệt giai đoạn 4-8 tuần sau khi đậu trái, giai đoạn trái trứng ngỗng (bằng nắm tay), làm rụng trái, méo trái (cong đít trái), giật hộc, lệch tâm; Để quá nhiều quả trên cùng một chùm làm cạnh tranh dinh dưỡng, rụng trái, giật hộc, lép hộc.
Giai đoạn từ 4-8 tuần sau khi đậu trái: lúc này bà con quan sát thấy trái tròn đều thì đây là kết quả của sự thụ phấn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu cây bắt đầu đi đọt ở giai đoạn này thì sẽ làm cho trái kém phát triển, làm méo trái hay còn gọi giật hộc.
Bà con sử dụng bộ đôi Sitto Gum-Boro và Amino Kyto (khi không có biểu hiện đi đọt non) hoặc Sitto Gum-Boro và Amine (khi có dấu hiệu bắn đọt) vào thời điểm 40-45 ngày sau khi xả nhị (trái trứng ngỗng). Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày, liều dùng 200 ml/200 lít nước mỗi loại. Sitto Gum-Boro được bổ sung các acid amin giúp cây tự tạo ra chất kích thích sinh trưởng nội sinh giúp trái lớn nhanh, tăng kích cỡ theo chiều ngang, kích thích tạo cơm dày, thịt chắc, lỏi nhỏ, vỏ mỏng, nặng ký. Sitto Gum-Boro giúp phình to các hộc lép, các hộc cơm ít phình to, tăng lượng cơm trong hộc lép. Giảm hiện tượng méo trái, lép trái.
Giai đoạn trái đạt trọng lượng 0.5-1.0 kg: Bà con phun Sitto Gum-Boro + Calcium Boron + Sitto Zn-Mg để lớn trái, chắc cơm. Sitto Gum-Boro giúp gia tăng diệp lục tố, giúp cây - trái quang hợp tốt để chuyển hóa dưỡng chất hiệu quả, kéo dài thời gian thu hoạch khi cần. Calcium Boron và Sitto Zn-Mg để cung cấp dinh dưỡng Bo và Mg giúp khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi.
Quản lý phân bón: Việc bón phân nuôi trái từ sau khi đậu trái đến thu hoạch tuỳ thuộc vào từng giống khác nhau mà có số lần bón phân khác nhau. Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày. Bà con lưu ý các thời điểm quan trọng trong thời gian phát triển trái để tiến hành cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây đủ khả năng nuôi trái.
Đậu trái (25-30 ngày): Sử dụng NPK tỷ lệ 1:1:1 và Ca, Bo.
Nuôi trái (55-60 ngày): Sử dụng NPK tỷ lệ 2:1:3 và KNO3, Ca, Bo.
Nuôi trái (80-85 ngày): Sử dụng NPK tỷ lệ 2:1:3 và KNO3, Ca, Bo.
Giai đoạn trái chuyển từ non sang già (60 ngày sau đậu trái trở đi) là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali SOP) và hạn chế hiện tượng đi đọt non trong thời gian này là rất cần thiết. Vì bón kali đỏ và đi đọt làm trái dễ bị sượng.
Thu hoạch: Xác định thời điểm thu hoạch dựa thời gian phát triển trái của từng đặt tính giống từ xả nhị đến chín. Đối với sầu riêng Monthong là 125-135 ngày và đối với sầu riêng Ri6 là 105-115 ngày. Do đó thời gian thu hoạch tốt nhất là trước khi trái chín từ 5-7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch quá sớm, hay quá muộn, đặc biệt không để trái tự rụng xuống đất, đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Ngoài ra, việc thu hoạch còn được dựa vào dấu sơn phân biệt các đợt trái trên cây. Dựa vào hình thái bên ngoài sự nở của gai trái, khi trái chín gai trên múi sầu riêng nở, rãnh trái sâu hơn và dựa vào âm thanh khi gõ trái.
Người dân tuyệt đối không thu hoạch trái Sầu riêng khi chưa đạt tuổi.