Tag

Cảnh báo hiện tượng “mượn” xuất xứ đối với mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu

Thị trường - Tài chính 22/07/2021 13:27
aa
TTTĐ - Hiện nay có hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm gỗ từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, hàm lượng gia công rất ít để xuất khẩu.
Doanh nghiệp gỗ, dệt may, điện tử nắm bắt cơ hội xuất khẩu sang Peru

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) dẫn báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hoạt động xuất khẩu lâm sản trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8,71 tỷ USD, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, mặt hàng gỗ và các loại đạt 1,76 tỷ USD, tăng 23,6%; sản phẩm gỗ 6,35 tỷ USD, tăng 75,4%; lâm sản ngoài gỗ 0,6 tỷ USD, tăng 72,9%. Cũng trong nửa đầu năm nay, xuất siêu của ngành này ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đánh giá, do sản lượng xuất khẩu gỗ nói chung, sản phẩm từ gỗ trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao, nên nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho chế biến gỗ xuất khẩu cũng tăng.

Như vậy, nguồn cung nguyên liệu cho chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu được khai thác từ hai nguồn đó là nguồn trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành này là không đủ nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn, trong khi đó, nguồn gỗ trong nước hiện nay phần lớn chưa có chứng chỉ rừng.

Vì thế, lợi dụng vấn đề này, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm gỗ, thiết bị nội thất bằng gỗ từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, hàm lượng gia công rất ít để xuất khẩu. Điều này dẫn đến nguy cơ lẩn tránh xuất xứ đối với mặt hàng đồ gỗ đã chế biến để xuất khẩu là rất lớn.

Cảnh báo hiện tượng “mượn” xuất xứ đối với mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu
Lực lượng Hải quan kiểm tra gỗ nhập khẩu qua cảng. (Ảnh: M.Hùng)

Nguyên nhân lẩn tránh xuất xứ đối mặt hàng đồ gỗ để xuất khẩu bởi một số nước trong khu vực không được hưởng ưu đãi của các hiệp định thương mại (FTA) nên bị đánh thuế cao. Để lẩn tránh xuất xứ đối với mặt hàng này, một số doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn “giả danh” hàng Việt Nam sau đó xuất khẩu nhằm hưởng ưu đãi về thuế.

Để thực hiện hành vi lẩn tránh xuất xứ, một số doanh nghiệp Việt Nam dùng thủ đoạn nhập các bộ phận mặt hàng gỗ có rủi ro, sau đó mua bán lòng vòng qua một số công ty khác nhau, sau đó bộ phận của mặt hàng này được tập hợp lại tại một công ty để lắp ráp thành bộ đồ gỗ hoàn chỉnh rồi lấy thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu.

Một thủ đoạn khác là lợi dụng hoạt động thương mại quốc tế một số doanh nghiệp nước ngoài tổ chức liên kết với một số doanh nghiệp của Việt Nam để sản xuất hàng này sau đó thay đổi nhãn mác; đưa các sản phẩm rời từ nước họ vào nước ta, cuối cùng tiến hành lắp ghép rồi dãn nhãn Việt Nam và tiếp tục xuất khẩu sang một số nước mà nước ta được ưu đãi về thuế xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ.

Cách thức phổ biến để thực hiện hành vi gian lận đó là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất sơ sài, nhập khẩu đầy đủ linh kiện về và chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để lấy xuất xứ Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 5.650 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nhưng chỉ một số ít có hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này.

Trước đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Công thương, Bộ Tài Chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quan tâm xem xét, chỉ đạo ngăn chặn những rủi ro trong hoạt động nhập khẩu mặt hàng tủ bếp, gỗ dán.

Theo đó, Viforest dẫn phản ánh của các doanh nghiệp hội viên cho biết, thời gian gần đây có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm (những mặt hàng rủi ro cao) từ Trung Quốc về Việt Nam.

Cụ thể, công ty Việt Nam thành lập mới hoặc mới hoạt động trong khoảng 1-2 năm gần đây, nhập khẩu mặt hàng bộ phận tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán, sau đó gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh (hàm lượng gia công rất ít) để xuất khẩu sang Mỹ.

Theo Viforest, công ty Việt Nam nhập bộ phận các mặt hàng có yếu tố rủi ro về Việt Nam, mua bán lòng vòng qua các công ty khác nhau, các bộ phận mặt hàng này sau sẽ tập hợp lại một công ty, công ty này lắp ráp và lấy danh nghĩa sản phẩm sản xuất của mình để xuất khẩu sang Mỹ.

Theo Viforest, trong 2 năm trở lại đây, khi Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc, bằng biện pháp áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp cao với mức thuế từ 55 - gần 200% đối với một số mặt hàng như gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ…

Với việc kiểm soát này, khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyến hướng đầu tư hoặc tìm các biện pháp để lẩn tránh mức thuế trên, trong đó Việt Nam có thể được chọn là một trong những điểm đến.

Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu của ngành gỗ tăng mạnh, trong 2 năm trở lại đây, là một điều đang mừng, nhưng cũng tiểm ẩn những yếu tố rủi ro do giá trị xuất khẩu tăng ở các mặt hàng mà Mỹ đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc.

Trước vấn đề trên, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, ngành lâm nghiệp cần tham mưu quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu trong nước cung cấp cho lĩnh vực chế biến gỗ để xuất khẩu bằng cách quản lý chặt chẽ việc cấp chứng chỉ rừng trồng để kiểm soát nguồn nguyên liệu được khai thác từ rừng trong nước theo hướng quản lý rừng bền vững, tiến tới Việt Nam cơ bản làm chủ được nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến gỗ xuất khẩu.

Trong khi đó, cùng với việc quản lý chặt chẽ việc cấp chứng chỉ rừng trồng lâm sản trong nước (trong đó có mặt hàng gỗ) thì cơ quan Hải quan cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng gỗ nhập khẩu có rủi ro cao về lẩn tránh xuất xứ bằng cách làm tốt hoạt động quản lý rủi ro.

Ngoài ra, cơ quan Hải quan cũng cần quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp có rủi ro cao trong hoạt động nhập khẩu mặt hàng này; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà Nước khác trong việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, chế biến, sản xuất mặt hàng đồ gỗ để xuất khẩu lấy nhãn mác Việt Nam. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan cũng cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế đối với mặt hàng này để đưa ra các biện pháp kỹ thuật cần thiết, kịp thời nhằm bình ổn thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp chân chính phát triển.

Đọc thêm

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh Thị trường - Tài chính

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh

TTTĐ - Trong tháng 8/2024, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.369 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng năm 2024 đạt 28.215 tỷ đồng.
Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Thị trường - Tài chính

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Xem thêm