Cám dỗ và nước mắt của nghề chụp ảnh trong bar
Cẩm nang đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp |
Công việc cho người trẻ cá tính
Chụp ảnh trong bar được coi là nghề tự do, bởi lẽ họ thường bắt đầu từ 9h tối, kết thúc vào 2 - 3h sáng hôm sau khi nhạc đã tắt. Công việc chủ yếu của những nhiếp ảnh trong bar là chụp hình sự kiện, các show diễn của quán. Ngoài ra, họ còn chụp hình các khách hàng nếu như được yêu cầu.
Phía sau nghề chụp ảnh trong bar là không ít đắng cay, nhọc nhằn |
Đặng Minh Hùng, 25 tuổi (ở quận Đống Đa, Hà Nội) là tay máy trẻ, vào nghề được gần 2 năm. Hùng chia sẻ: “Theo nghề này mình chủ động thời gian, công việc bắt đầu từ 9h tối nên ban ngày mình vẫn có thể nhận thêm các việc khác”.
Theo Minh Hùng, thu nhập cứng của nghề dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm. Ngoài lương cứng cố định, những thợ chụp trong bar còn nhận được khoản tiền “tip” của khách hàng.
"Nếu hôm nào gặp khách "sộp" thì được “tip” từ 500 nghìn trở lên là chuyện bình thường. Những hôm quán có tổ chức tiệc sinh nhật của khách hoặc buổi biểu diễn thì tiền “tip” còn hậu hĩnh hơn. Tổng thu nhập trung bình mỗi tháng những người chụp ảnh trong bar khoảng 10 đến 15 triệu đồng", Minh Hùng chia sẻ thêm.
Người làm nghề chụp ảnh trong bar cần phải có lập trường |
Đang theo học năm 3, khoa Nhiếp ảnh (Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội), Lê Nguyên Anh cũng lựa chọn công việc chụp ảnh trong bar sau thời gian học chính khóa. Với Nguyên Anh, công việc này mang lại cho cậu thu nhập ổn định để phụ giúp gia đình và hơn hết là có nhiều trải nghiệm cho bản thân.
“Thu nhập chỉ là một phần, nếu mình không có đam mê với công việc thì không thể gắn bó lâu dài cho dù thu nhập cao đi nữa. Mình cầm máy đi chụp trong bar từ năm thứ nhất đại học, đến giờ vẫn tiếp tục gắn bó. Sau một thời gian theo nghề, mình thấy nghề này phù hợp với những bạn trẻ có cá tính, thích môi trường năng động, cởi mở”, Nguyên Anh nói.
Theo Nguyên Anh, ngoài việc nâng cao kỹ năng, trong quá trình chụp, các tay máy cũng cần giao tiếp với khách để tạo sự vui vẻ. Chính điều này đã giúp các bạn trẻ tự tin hơn khi giao tiếp trong cuộc sống, không ngại bắt chuyện với những người mới gặp lần đầu.
Sau khi công việc chụp hình kết thúc, những tay máy như Minh Hùng, Nguyên Anh lại bắt tay vào xử lý ảnh ngay để kịp gửi cho khách. “Tần suất làm việc cao, những tháng có nhiều sự kiện, các tay máy như mình phải hoạt động hết công suất mới hoàn thành công việc. Đây cũng là dịp giúp bọn mình rèn được “tinh thần thép” khi làm việc dưới cường độ cao. Do đó, sau này tốt nghiệp nếu có đi làm cho bất kỳ công ty hay tổ chức nào thì áp lực cũng không còn là vấn đề lớn”, Nguyên Anh nói.
Cạm bẫy sau ánh đèn bar
Tiếp xúc với khói thuốc, rượu bia, “gái xinh” và tiếng nhạc thường xuyên, đòi hỏi những tay máy trong bar phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng trước những cám dỗ.
Đinh Huy Khánh (27 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) người có kinh nghiệm chụp ảnh trong bar nhiều năm chia sẻ: “Không có lập trường vững thì các bạn trẻ làm nghề này dễ bị sa vào những cám dỗ. Nếu bạn không có kỹ năng từ chối thì chẳng mấy chốc trở thành một người nghiện rượu. Vì thông thường, trước khi chụp hình, để giao lưu, khách có thể mời bạn uống vài ly".
Chụp ảnh trong bar có thu nhập cao và nhiều trải nghiệm nhưng cũng lắm cám dỗ |
Cũng theo Khánh, trong ánh đèn sân khấu, để tránh bị “ăn đòn” oan vì khách hiểu lầm là chụp trộm họ, các tay thợ cũng phải biết cách ra dấu hiệu cho khách, bằng cách đưa máy lên, chỉ vào máy. Khách gật đầu mới được chụp.
Nhớ lại kỷ niệm khi mới vào nghề, Khánh kể: “Lần đó, mình đưa máy lên chụp một cô gái rất xinh, cho dù đã giơ tay ra dấu và nhận được sự đồng ý nhưng cuối cùng lại bất ngờ bị đánh chảy cả máu miệng vì bạn trai cô ấy nổi cơn ghen khi đã ngà ngà rượu. Đó cũng là một bài học để mình rút kinh nghiệm trong nghề”.
Cũng từng gặp những tai nạn nghề nghiệp, Hoàng Đức nam (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) tâm sự: “Sau thời giam 3 năm làm nghề, giờ mình không còn đi chụp trong bar nữa mà chuyển qua mở studio riêng chụp ảnh cưới. Không biết nên vui hay buồn, được chút mã hào hoa nên khi chụp trong bar mình thường bị các chị em theo đuổi kiểu tình một đêm. Nhiều người có điều kiện, họ sẵn sàng đáp ứng hết các yêu cầu miễn sao mình đồng ý. Ai mà nhẹ dạ, vì chút tiền “tip”, vài món quà thì rất dễ sập bẫy mà không có đường thoát thân.
Có lần mình chụp ảnh cho một cô nàng rất xinh, cô ấy chủ động xin số điện thoại và nói chuyện với mình. Nghĩ cô ấy chưa có người yêu nên mình cũng nói chuyện khá thoải mái. Sau vài ngày, mình đã bị người yêu cô ấy đến tận nhà “dằn mặt”. Từ đó, mình không dám nói chuyện với cô gái đó nữa nhưng vẫn bị bám riết. Cuối cùng đành đổi số điện thoại, chuyển nơi làm việc. Chưa kể, vài lần chụp cho khách là người đồng tính, mặc dù bị dụ dỗ, đụng chạm nhưng vì công việc đang làm cũng đàng ngậm bồ hòn làm ngọt.
"Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều phức tạp, hầu hết các tay máy đang hoạt động trong nghề đều còn rất trẻ. Nhiều người vừa rời ghế nhà trường đã ôm máy vào bar, chưa có "sức đề kháng" với những cạm bẫy. Sẽ có bao nhiêu người giữ được mình không sa chân vào tệ nạn? Một khi đã làm được thì họ đã chứng tỏ mình không chỉ là một nhiếp ảnh gia giỏi mà còn là một người đã trường thành và có trách nhiệm với quyết định của chính mình", Huy Khánh tâm sự.
Bài 3: Những giáo viên “Tổng” của việc phụ nhưng hay bị “trách” |
Bài 2: Giáo viên môn “phụ” và những gian truân với nghề |
Bí quyết lựa chọn ngành nghề phù hợp cho học sinh THPT |