Bài 2: Giáo viên môn “phụ” và những gian truân với nghề
Dạy và học trực tuyến ở huyện “vùng sâu, vùng xa” của Thủ đô Hà Nội: Nhiều sáng tạo để vượt khó khăn |
Cần làm rõ động cơ, mục đích người phát tán clip học sinh tát cô giáo lên mạng xã hội |
Bán hàng online là chuyện... bình thường
Chúng tôi có dịp được chia sẻ cùng với cô Nguyễn Thị Điệp - giáo viên môn Tin học (trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội). Hơn 11 năm gắn bó với nghề giáo, cụ thể là dạy môn tin học, chị vẫn giữ lửa với nghề song những khó khăn, gian truân vẫn luôn còn đó.
Do bị coi là môn “phụ” nên việc phụ huynh, học sinh sát sao với môn học của mình là điều khá vất vả đối với chị Điệp. Một số học sinh không coi trọng môn học này, trong lớp các em mất tập trung, nói chuyện riêng khiến chị đôi khi phải căng thẳng trong các giờ dạy.
Cô giáo Nguyễn Thị Điệp luôn hết mình trong công việc dù cho còn nhiều khó khăn |
Nhắc đến mức lương theo hệ số ít ỏi, chị Điệp kể: “Giáo viên môn “phụ” lương thấp, chỉ hưởng theo hệ số Nhà nước quy định và phụ cấp ít ỏi từ những tiết thừa giờ. Chúng tôi cũng phải kiếm thêm thu nhập từ việc trông trưa, dạy câu lạc bộ. Thậm chí, nhiều thầy cô phải đi tư vấn bảo hiểm; Nhiều nhất là các cô tranh thủ bán hàng qua mạng vào buổi tối. Có như thế, chúng tôi mới có đủ thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống của mình.”
Cũng như nhiều giáo viên khác, công việc cũng có những áp lực từ phụ huynh, học sinh và cấp trên, cộng thêm dư luận xã hội đôi khi làm chị cảm thấy mệt mỏi. “Mỗi khi có vụ việc gì liên quan đến tiêu cực của ngành, khi mạng xã hội tạo nên làn sóng phẫn nộ với giáo dục... chúng thường thở dài “Có khi phải bỏ nghề mất thôi!””, chị Điệp tâm sự.
Thu nhập thấp nên các giáo viên dạy môn chuyên biệt phải làm thêm một hay thậm chí nhiều công việc để đảm bảo cuộc sống, đồng thời, các thầy, cô vẫn phải hoàn thành công việc trên trường lớp...
Ngày nào cũng làm việc gấp đôi...
Kể về một ngày đi làm, chị Điệp nói: “Trong năm học với những bài giảng cho các học sinh, chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ suốt 8 tiếng. Khi về nhà, tôi vẫn chưa thể buông bỏ công việc soạn giáo án, thiết kế bài giảng chu đáo cho những buổi học của ngày hôm sau. Rồi những công việc làm thêm để đảm bảo cuộc sống đã lấy hết thời gian nghỉ ngơi của bản thân”.
Học trò và tình yêu với nghề là động lực để cô giáo vượt qua những khó khăn |
Nhiều khi thời gian dành cho gia đình đã bị cắt bớt, lấn át bởi công việc. Hai tháng nghỉ hè ngắn ngủi là khoảng thời gian chị Điệp và các thầy, cô khác dành hết sự quan tâm, tình cảm để bù đắp cho gia đình, con cái sau những ngày làm việc gấp đôi năng suất.
Chị Điệp chia sẻ thêm về câu chuyện của những nữ đồng nghiệp khác: “Thời gian ở bên học sinh của tôi nhiều hơn dành cho con cái. Nhiều khi tôi còn phải để con tự làm mọi việc, chạy đến trường cho kịp giờ dạy. Hay những buổi tối muốn chơi cùng con nhưng công việc và những trang giáo án cứ cuốn lấy tôi không rời. Đến lúc mẹ xong việc thì con cũng đã ngủ từ lúc nào...”.
Không riêng gì cô Nguyễn Thị Điệp, đây cũng là hoàn cảnh của rất nhiều giáo viên môn “phụ” khác. Với đồng lương ít ỏi giữa chốn đô thị xa hoa, các nhà giáo phải gồng mình với rất nhiều gian truân, lo lắng. Nhiều người phải bỏ nghề đi tìm công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình.
Nhiều giáo viên lo lắng, nhọc nhằn vì đồng lương hạn hẹp (Ảnh minh họa) |
Nhiều cô giáo môn “phụ” khác đã tâm sự rằng: “Dạy môn “phụ” đôi khi còn bị học sinh, phụ huynh và xã hội coi nhẹ. Thu nhập thấp, tôi thấy ngại và lo lắng với gia đình nhà chồng và con cái. Ngày 20/11, hàng xóm thì xì xèo vì nhà tôi không có ai đến tặng hoa”.
Có nhiều khó khăn, áp lực là thế nhưng cô giáo Nguyễn Thị Điệp, cũng như nhiều giáo viên dạy các môn Thể dục, Mỹ thuật... với mức lương ít ỏi và vô vàn những khó khăn khác vẫn đang bám trụ với nghề. Họ lấy đam mê làm động lực và tìm kiếm niềm vui trong công việc, trong đôi mắt trẻ thơ.
(Còn nữa)
Cô giáo trẻ thực hiện ước mơ xây trường hạnh phúc |
Thầy giáo vùng sâu với nhiều sáng kiến hay và cơ duyên từ vai “đóng thế” |