Tag

Các địa phương vận hành tối đa các trạm bơm để đảm bảo tiến độ lấy nước gieo cấy

Nông thôn mới 04/02/2021 17:17
aa
TTTĐ - Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kết thúc đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2020 - 2021, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, diện tích có nước là 430.401ha, đạt 82,4% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Thái Bình cơ bản hoàn thành kế hoạch.
Hà Nội: 12 huyện, thị xã đã tiến hành gieo cấy lúa Xuân Chuẩn bị lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân Đảm bảo cung ứng đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt quanh bãi rác Nam Sơn Khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ cơ bản lấy đủ nước gieo cấy

Tỉ lệ lấy nước ở mức thấp

Đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2021 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ được thực hiện từ 0 giờ ngày 26/1 đến 24 giờ ngày 2/2/2021 (tổng cộng 8 ngày). Từ trước đó 3 ngày, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện vận hành tối đa các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du.

Mặc dù vậy, mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội trong 3 ngày đầu tiên của đợt lấy nước chưa dâng đạt mực nước yêu cầu là 2m. Những ngày sau, mực nước được cải thiện, một số thời điểm đạt trên 2,0m.

Tổng hợp toàn đợt, mực nước bình quân đạt 1,82m, cao nhất đạt 2,21m (ngày 31/1). Thời gian duy trì mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội từ 2m trở lên là 42 giờ, đạt 21,9% tổng số giờ lấy nước trong đợt 2. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 2 là 2,74 tỷ m3 nước.

Các địa phương vận hành tối đa các trạm bơm để đảm bảo tiến độ lấy nước gieo cấy
Diện tích có nước ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 430.401 ha, đạt 82,4% diện tích gieo cấy theo kế hoạch

Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi, tổng diện tích có nước tính đến kết thúc đợt 2 là 430.401ha, đạt 82,4% kế hoạch, tăng 61,3% so với thời điểm kết thúc đợt 1. Trong đó các tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Thái Bình đã cơ bản hoàn thành kế hoạch.

Tỷ lệ lấy nước cụ thể của các địa phương là: Hà Nam 97,8%; Thái Bình 97,6%; Nam Định 92,4%; Ninh Bình 91%; Phú Thọ 88,3%; Hải Phòng 81,7%; Hải Dương 76,8%; Hưng Yên 76,7%; Vĩnh Phúc 70,5 %; Bắc Ninh 64,1%. Riêng Hà Nội, tỷ lệ lấy nước đạt 64,6%.

So với một số năm gần đây, diện tích có nước trung bình thấp hơn 14% năm 2020, tương đương năm 2019 và cao hơn 8-12% so với các năm 2017 và 2018.

Đảm bảo hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi và tiết kiệm nguồn nước

Để đảm bảo cung ứng đủ nước cho các địa phương gieo cấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện vận hành tối đa các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du. Tuy nhiên, mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội trong 3 ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước chưa dâng đạt mực nước yêu cầu là 2 m. Những ngày sau, mực nước được cải thiện, một số thời điểm đạt trên 2m.

Tổng hợp toàn đợt 2, mực nước bình quân đạt 1,82m, cao nhất đạt 2,21 m (ngày 31/1). Thời gian duy trì mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội từ 2m trở lên là 42 giờ, đạt 21,9%. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 2 là 2,74 tỷ m3 nước. Tổng cộng lượng xả đợt 1 và đợt 2 là 4,17 tỷ m3.

Đối với các công trình vùng ảnh hưởng triều như các cống Tân Đệ (Thái Bình); Hạ Miêu, Múc 2, Ngô Đồng, Cồn Năm (Nam Định)… dòng chảy đảm bảo đẩy mặn và lấy nước hiệu quả.

Các công trình đã được đầu tư xây mới, nâng cấp như các trạm bơm Đại Định mới, Bạch Hạc mới (Vĩnh Phúc), Đan Hoài (Hà Nội); các trạm bơm dã chiến Phù Sa, Thanh Điềm, Ấp Bắc (Hà Nội) đủ điều kiện hoạt động tốt.

Tuy nhiên, các công trình thủy lợi vùng không ảnh hưởng triều chưa được đầu tư, sửa chữa nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước, như: Trạm bơm Đại Định cũ, Bạch Hạc cũ (Vĩnh Phúc); trạm bơm Phù Sa, Ấp Bắc (Thành phố Hà Nội); các cống Cẩm Đình, Liên Mạc (Hà Nội), Long Tửu (Bắc Ninh) không đủ điều kiện vận hành lấy nước. Tình trạng này đã thường xuyên diễn ra từ vài năm gần đây.

Các địa phương vận hành tối đa các trạm bơm để đảm bảo tiến độ lấy nước gieo cấy
Công nhân tiến hành kiểm tra các tổ máy bơm phục vụ lấy nước gieo cấy

Theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian giữa đợt 2 và đợt 3, các địa phương tiếp tục tổ chức tăng cường vận hành công trình thủy lợi để đưa nước lên ruộng từ nguồn nước đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, nguồn nước sẵn có trong nội địa và nguồn nước sông nếu đủ điều kiện vận hành (trạm bơm dã chiến).

Dự kiến đến trước đợt 3 lấy nước diện tích có nước sẽ tăng khoảng 10 - 15% (đạt mức trung bình toàn khu vực từ 90 - 95%), cơ bản các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch, trừ một số khu vực tại Phúc Thọ, Thạch Thất (Hà Nội), khu vực Bắc Đuống (Bắc Ninh).

Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, do nhu cầu lấy nước đợt 3 không lớn nên nguồn nước này chỉ đảm bảo cho các công trình đã sửa chữa hạ thấp cao trình mực nước bể hút, các trạm bơm dã chiến vận hành và hỗ trợ đẩy mặn tạo điều kiện cho các cống lấy nước vùng triều vận hành.

Đây là đợt lấy nước chủ yếu cung cấp cho một số diện tích chưa đủ nước tại Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, các khu vực có tập quán lấy nước muộn (Kinh Môn, Hải Dương); Đồng thời tích trữ nước vào hệ thống công trình thủy lợi để dành tưới dưỡng.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục vận hành công trình để tăng cường lấy nước trong thời gian sau đợt 2, trước đợt 3 nếu điều kiện nguồn nước cho phép để cấp đủ nước cho các phần diện tích chưa đủ nước, đồng thời tích trữ vào hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng.

Các đơn vị rà soát vùng khó khăn về nguồn nước để thực hiện điều tiết hỗ trợ nguồn nước từ công trình khác hoặc lắp đặt bổ sung trạm bơm dã chiến, bảo đảm chủ động vận hành, tận dụng tối đa nguồn nước để đẩy nhanh tiến độ lấy nước kịp tiến độ chung của toàn khu vực. Đặc biệt lưu ý các khu vực khó khăn về nguồn nước thuộc khu tưới của trạm bơm Phù Sa, cống Liên Mạc (Hà Nội); cống Long Tửu (Bắc Ninh).

Các địa phương vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp gia cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước trên ruộng bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước. Đồng thời, vận động, hướng dẫn người dân sớm thu hoạch dứt điểm diện tích cây vụ Đông canh tác trên đất lúa để hoàn trả mặt bằng gieo cấy.

Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam có phương án xả nước để bảo đảm mực nước yêu cầu của đợt 3, đảm bảo hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi và tiết kiệm nguồn nước.

Theo kế hoạch, đợt 3 lấy nước sẽ thực hiện từ ngày 22 - 27/2/2021 (6 ngày), mực nước tại Trạm Thủy văn Sơn Tây được duy trì từ 2,5m trở lên.

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Xem thêm