Nhiều động lực phát triển Logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu: GRDP bình quân đầu người đạt hơn 9.000 USD Bà Rịa - Vũng Tàu ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự Bà Rịa - Vũng Tàu: Hướng đến GRDP đầu người vượt 10.000 USD |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí cực kỳ thuận lợi, nằm ngay cửa ngõ giao thương giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Đặc biệt, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, một trong 21 cảng nước sâu trên thế giới có thể đón được “siêu tàu” đã và đang tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn cho tỉnh trong việc phát triển dịch vụ logistics.
Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải đang là trung tâm trung chuyển hàng hóa từ các khu vực trên trong và ngoài nước vào vùng Đông Nam Bộ thông qua đường biển |
Theo quy hoạch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có đường bộ là Quốc lộ 51 liên thông với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ, hiện tuyến đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 4 - TP Hồ Chí Minh, Cao tốc Bến Lức - Long Thành… đang thành hình là cơ hội lớn kết nối Cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ.
Cùng với đó, là đường sông cũng đang được tỉnh đẩy mạnh, đường sắt kết nối Biên Hòa (Đồng Nai) với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang được tỉnh quan tâm.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều cơ hội lớn khi nhiều khu công nghiệp với diện tích lớn, quỹ đất sạch nhiều, cơ chế thu hút đầu tư của tỉnh đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm ngày càng nhiều được thể hiện qua sức hút vốn đầu tư của tỉnh nằm trong “top” đầu của cả nước… Đây là cơ hội, động lực lớn để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cơ hội phát triển logistics.
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá về phát triển Logistics trên địa bàn tỉnh với nhiều lợi thế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phát huy, phát triển hơn nữa.
“Bà Rịa - Vũng Tàu phải đi đầu, chủ động kết nối bởi địa phương có những lợi thế không ở đâu bằng, vừa có đường hàng không lẫn đường biển thuận lợi. Cùng với đó, tỉnh phải tập trung xây dựng trung tâm công nghiệp quốc gia, quốc tế về phát triển năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trung tâm logistics Cái Mép Hạ khi đi vào hoạt động sẽ là động lực to lớn giúp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển trong lĩnh vực logistics |
Tại Diễn đàn trên, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh cho biết, thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kiên trì thực hiện chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc với công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả. Kinh tế của tỉnh luôn giữ vững đà tăng trưởng trong nhiều năm liền.
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.
Tỉnh đang từng bước hình thành phát triển bốn ngành công nghiệp mới: Hóa dầu, công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió, trung tâm dầu khí hóa lỏng và công nghiệp sinh học. Việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ chính là một bước đi chiến lược để hoàn thiện hạ tầng logistics vùng Đông Nam Bộ.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình sẽ giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ |
Đó là kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải một cách đồng bộ, tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của quốc gia. Đồng thời làm mới động lực cũ, tạo ra động lực mới trong thu hút đầu tư thế hệ mới trong không gian dịch vụ - công nghiệp - đô thị trên hành lang kinh tế Đông Tây từ Mộc Bài đến Cái Mép - Thị Vải.
Theo quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh xác định việc tập trung phát triển các trục động lực ven biển dọc sông Thị Vải - Cái Mép kết nối tuyến vận tải thủy của vùng và hành lang kinh tế Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu; kết nối với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ thông qua tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Quốc lộ 51...
Để đáp ứng việc kết nối, phát huy các trục động lực trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra nhiều chính sách như ưu tiên bố trí không gian cho các ngành, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ cảng biển, logistics.
Trong đó, đối với hệ thống cảng biển, tỉnh tận dụng và phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực để phát triển cảng, khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ.
Theo quy hoạch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến trở thành trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế và khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, thu hút nhà đầu tư chiến lược và thiết kế hệ sinh thái hoàn chỉnh và đồng bộ, thí điểm áp dụng các chuẩn mực hàng đầu quốc tế, để Cái Mép Hạ trở thành khu mậu dịch tự do với chức năng chính là cảng nước sâu trung chuyển quốc tế; công viên công nghiệp gắn với trung tâm logistics đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới; các khu, cụm công nghiệp, dự án công nghiệp trọng điểm bố trí trong vùng chức năng…