Tag
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội

Bước ngoặt lớn trong cải cách hành chính

Muôn mặt cuộc sống 27/07/2023 11:18
aa
TTTĐ - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội đã có những bước tiến vượt bậc. Bộ máy chính quyền trở nên gọn nhẹ, hoạt động nhanh, thông suốt hơn, từ đó đáp ứng tốt các yêu cầu của người dân hơn.
Gần 30 nhiệm vụ cải cách hành chính phải thực hiện trong 6 tháng cuối năm Hà Nội: Phát triển dữ liệu và ứng dụng các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ trong khả năng cao nhất cho doanh nghiệp Phân cấp, ủy quyền - “Cú đấm thép” trong cải cách hành chính tại Hà Nội

Từ sự đổi thay của bộ phận “một cửa”…

Đến bộ phận “một cửa” của các xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, ai cũng thấy phấn khởi bởi sự khang trang, hiện đại. Cơ sở vật chất tại bộ phận “một cửa” giữa xã và phường không còn nhiều khoảng cách khác biệt.

Bước ngoặt lớn trong cải cách hành chính sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Có được điều đó là nhờ sự tích cực chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính cũng như mong muốn tạo lập thương hiệu “Bộ phận một cửa hiện đại, đồng bộ” của lãnh đạo thành phố.

Cụ thể, ngày 10/11/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4379/QĐ-UBND phê duyệt Đề án mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, quy mô diện tích tối thiểu bộ phận “một cửa” phải đạt từ 40m2 trở lên; Bảo đảm đủ 1 máy tính/1 cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận “một cửa”, có kết nối internet và thông suốt; Máy scan/1 máy tính đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ tại bộ phận “một cửa”. Cùng đó, các yêu cầu về máy photocopy, máy lấy số tự động… cũng bảo đảm 1 thiết bị/1 đơn vị.

Đến nay, hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố về cơ bản đã thực hiện đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin theo quy định.

Không chỉ thay đổi về cảnh quan, cơ sở vật chất, thái độ của cán bộ, công chức xã, phường đã được cải thiện rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Lan, ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội chia sẻ: “Nếu như khoảng hơn chục năm về trước, làm thủ tục hành chính nhiều khi phải “lót tay” cho cán bộ, phải ăn nói nhẹ nhàng với cán bộ mới mong được việc thì giờ tình trạng ấy đã không còn nữa. Khi đến xã làm việc, thái độ của cán bộ với người dân rất niềm nở, các thủ tục đều được thực hiện nhanh chóng. Đó là sự thay đổi vượt bậc của Hà Nội trong những năm qua”.

Sự tin yêu của Nhân dân

Hiệu quả rõ rệt của bộ phận “một cửa” là toàn bộ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp đều được giải quyết theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, không còn tình trạng tiếp nhận hồ sơ ở phòng chuyên môn, tránh sự nhũng nhiễu, tiêu cực.

Người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại các xã, phường đã có thể rút ngắn được thời gian đi lại, nhiều thủ tục hành chính được giải quyết ngay. Tại bộ phận một cửa quận Hoàn Kiếm, chị Nguyễn Thị Thu (ở Hàng Bài, Hoàn Kiếm) phấn khởi cho biết, một năm nay, người dân muốn xin chứng thực sao y bản chính các văn bản, giấy tờ không còn phải đợi lâu như trước.

“Trước đây, việc đi làm thủ tục hành chính là nỗi ám ảnh với không ít người dân. Không những phải đi lại nhiều lần, người dân còn phải chịu đựng thái độ hạch sách, cửa quyền của cán bộ công chức. Giờ thì khác, tới các bộ phận một cửa từ phường lên quận đều ghi nhận một sự thay đổi rất lớn từ thời gian đến thái độ phục vụ người dân”- chị Thu vui vẻ chia sẻ.

Bước ngoặt lớn trong cải cách hành chính sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
Người dân đến làm thủ tục tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm

Bước chuyển rõ nét nữa về tinh thần phục vụ là các địa phương chủ động, sáng tạo triển khai các mô hình nhằm phục vụ người dân tốt hơn như: Mô hình “Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình; Mô hình “Ngày không viết và ngày không hẹn” tại bộ phận “một cửa” của UBND thị trấn Phú Minh và UBND xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên); Mô hình “Một cửa thân thiện, hiện đại, gần dân” tại UBND huyện Chương Mỹ; Mô hình "Ngày thứ 6 xanh" tại bộ phận "một cửa" UBND huyện Hoài Đức…

Cùng với việc bố trí địa điểm, đầu tư xây dựng bộ phận “một cửa” đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, thành phố Hà Nội cũng quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã thực hiện hiệu quả đề án “Thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015 của thành phố Hà Nội”; Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội giai đoạn 2016-2020”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030”.

Thành phố cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những vị trí trực tiếp giao dịch với tổ chức, công dân. Các đơn vị đều chú ý thực hiện đúng quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội...

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng, thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030”, riêng năm 2022, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho hơn 2.000 cán bộ, công chức, viên chức.

Liên tục trong nhiều năm, thành phố Hà Nội duy trì các đoàn kiểm tra công vụ, kiểm tra công tác cải cách hành chính, qua đó, kịp thời phát hiện những điểm thực hiện chưa đúng để hướng dẫn các đơn vị làm đúng quy định.

Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính.

Năm 2022, toàn thành phố đã tiếp nhận giải quyết xong 1.050.339 hồ sơ, trong đó số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 1.045.875 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,58%.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa

Để có được những kết quả tích cực đó, hằng năm thành phố Hà Nội đều lựa chọn chủ đề công tác năm phù hợp, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các khâu yếu, việc khó. Điển hình như năm 2017, thành phố chọn chủ đề công tác năm là “Năm kỷ cương hành chính”, nhằm tạo đột phá trong củng cố kỷ cương hành chính, hướng tới nền hành chính hành động và phục vụ; Tiếp đó, trong 2 năm 2018, 2019, thành phố chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”; Năm 2020 chủ đề “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp”; 3 năm 2021, 2022, 2023, thành phố chọn chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Bước ngoặt lớn trong cải cách hành chính sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
Mô hình “Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình

Việc lựa chọn chủ đề phù hợp theo từng năm, từng thời điểm đã phát huy hiệu quả rõ nét, như kim chỉ nam cho các đơn vị triển khai thực hiện, góp phần vào kết quả tích cực chung của thành phố.

Nhờ đó, nhiều năm liền, Chỉ số cải cách hành chính của thành phố Hà Nội đứng trong Top 10 của cả nước; Năm 2022, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, đo lường Chỉ số SIPAS năm 2022 cho thấy người dân, tổ chức đánh giá cao sự phục vụ của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố. Kết quả, khối sở, Chỉ số SIPAS trung bình năm 2022 đạt 90,19%, tăng 1,07% so với năm 2021 (89,12%); Khối huyện, kết quả Chỉ số SIPAS trung bình năm 2022 đạt 93,49%, tăng 2,4% so với năm 2021 (91,08%).

Với quyết tâm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hằng năm, thành phố đánh giá và tổ chức hội nghị công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính đối với 22 sở, cơ quan tương đương sở và 30 UBND quận, huyện, thị xã; Giao UBND cấp huyện tổ chức triển khai đánh giá Chỉ số cải cách hành chính đối với UBND cấp xã, các phòng chuyên môn trực thuộc. Thành phố thực hiện điều tra xã hội học, đánh giá Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính hằng năm.

Đặc biệt, nhờ triển khai Đề án về đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trên địa bàn thành phố đã giúp công tác cải cách hành chính tại Thủ đô gặt nhiều “quả ngọt”.

Theo báo cáo, từ năm 2021 đến quý I/2023, tổng số thủ tục hành chính của thành phố là 1.867 (1.471 tục hành chính cấp thành phố, 284 tục hành chính cấp huyện và 112 tục hành chính cấp xã). Thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính; Đề xuất phương án ủy quyền 617/1.910 thủ tục hành chính, đạt 37%. Quyết định ủy quyền 531/617 thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 86,06%.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền bước đầu mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; Giúp chính sách, các quy định của pháp luật được thực hiện nhanh chóng, chính xác; Rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp; Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; Cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của thành phố.

Xác định yếu tố con người là tiên quyết trong cải cách thủ tục hành chính, quyết định sự thành công của mọi cuộc cải cách, Hà Nội đã tập trung thay đổi "từ nhận thức đến hành động" ở 2 nhóm đối tượng: Công chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và công dân thực hiện thủ tục hành chính. Lựa chọn đúng hướng đi cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo thành phố với các sáng kiến, giải pháp thực chất từ cơ sở, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, theo đúng tinh thần vì dân phục vụ.

Đọc thêm

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Xem thêm