Tag

Bộ Y tế đề nghị xây dựng Luật Dân số

Tin Y tế 10/07/2024 14:09
aa
TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới. Tại dự án luật này, Bộ Y tế đề xuất trao quyền tự quyết thời gian, khoảng cách sinh và số con cho các cặp vợ chồng, cá nhân.
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Dân số Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 Mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7

Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ những hạn chế

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho hay năm 2006, nước ta đã đạt mức sinh thay thế và giữ được mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp hằng năm.

Quy mô dân số đạt hơn 100 triệu người. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội; phân bố dân số đã hợp lý hơn; chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển con người ngày càng được cải thiện; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Bộ Y tế đề xuất để các cặp vợ chồng, cá nhân quyết định sinh số con
Ảnh minh họa

Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003, sửa đổi Điều 10 năm 2008.

Pháp lệnh Dân số đã có nhiều tác động tích cực trong việc điều chỉnh các vấn đề dân số; khắc phục được tình trạng tản mạn, phân tán điều chỉnh dân số ở nhiều văn bản trước đó; tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện công tác dân số; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác dân số.

Tuy nhiên, qua 20 năm thực hiện, Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Các vấn đề dân số và kinh tế, xã hội hiện nay đã có những thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Pháp lệnh.

Tại thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số, Việt Nam chưa đạt mức sinh thay thế (đạt từ năm 2006); vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh chưa nổi lên và ở mức nghiêm trọng (bắt đầu từ những năm 2006 - 2007); chưa xuất hiện cơ cấu dân số vàng (từ năm 2007) và bước vào giai đoạn già hoá dân số (từ năm 2011)...

Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, đòi hỏi phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các vấn đề dân số và bảo đảm cho các quy định về dân số phù hợp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Bộ Y tế cho biết cần phải thay đổi để khắc phục một số hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Dân số. Đó là còn nhiều nội dung chưa phù hợp khi thể chế hoá quan điểm của Đảng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số; thiếu quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các chủ thể trong thực hiện các biện pháp công tác dân số.

Đồng thời, Luật thiếu quy định cụ thể về chính sách ưu tiên, đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên, biện pháp thực hiện đối với một số đối tượng đặc thù trong sử dụng các dịch vụ dân số; đối với vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp công tác dân số...

Mức sinh thay thế tại Việt Nam đang giảm nhất trong 12 năm gần đây

Tại báo cáo đánh giá tác động dự án Luật đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Y tế cho hay mức sinh thay thế đang giảm nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Bộ Y tế cho biết hiện nay có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Duyên hải miền Trung, có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước.

Cụ thể, tổng tỉ suất sinh năm 2022 đạt 2,01 con/phụ nữ; năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, sự chênh lệch này chưa được thu hẹp rõ rệt.

Xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Trong khi đó, tại một số nơi điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mức sinh vẫn cao, thậm chí rất cao trên 2,5 con.

Để duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trên phạm vi cả nước, Bộ Y tế đề xuất các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con.

Khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân.

Đây là thay đổi căn bản so với Pháp lệnh Dân số - văn bản pháp luật hiện hành quan trọng nhất về dân số quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân "sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định".

Bộ Y tế đánh giá giải pháp này khắc phục tình trạng mức sinh xuống quá thấp, khó vực lên như kinh nghiệm của một số quốc gia, gây già hóa trầm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này, Bộ Y tế cho rằng Nhà nước cần bảo đảm ngân sách để tuyên truyền vận động, thực hiện hỗ trợ, khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần cho các đối tượng thực hiện chính sách.

UBND các tỉnh thành phố tham mưu, trình HĐND hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng thời, các địa phương thực hiện các biện pháp khắc phục trước và sau khi ban hành luật, tránh lợi dụng việc quy định quyền tự quyết định về số con của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân để vụ lợi, tuyên truyền, thực hiện trái với chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số.

Đọc thêm

Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm Sức khỏe

Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm

TTTĐ - Ngày 30/7, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức truyền thông nguy cơ các bệnh lây nhiễm cho cán bộ chuyên trách truyền thông và cộng tác viên các phường trên địa bàn.
Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần Tin Y tế

Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng bài thuốc cổ truyền.
Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 3 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) luôn tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp với ngành Y tế trong phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh Tin Y tế

Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 3419/KH-SYT về nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động Tin Y tế

Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động

TTTĐ - Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 107 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 2 tháng vì dính hàng loạt vi phạm.
Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+ Tin Y tế

Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, trên các website và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép liên quan đến NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) hoàn toàn thiếu bằng chứng khoa học về tác dụng chống lão hóa, tăng cường năng lượng, sức khỏe, sắc đẹp… Sản phẩm này chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế.
Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu Tin Y tế

Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, giám sát bệnh nhân ngộ độc methanol tại thôn Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 Tin Y tế

Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 3268/KH-SYT tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Xem thêm