Tag
Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu:

Biến thách thức thành cơ hội

Xã hội 07/11/2018 15:15
aa
TTTĐ - Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi của mô hình thời tiết đang gây ra rủi ro lớn cho người dân, ngành nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Biến thách thức thành cơ hội

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn.

Nhận thức được tầm quan trọng của hành động đối phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nhanh chóng tiến hành nhiều giải pháp làm giảm nhẹ thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội.

Nhận thức đúng để giảm nhẹ thiên tai

Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino và biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết của nước ta những năm gần đây có diễn biến bất thường và cực đoan, gây thiệt hại lớn về đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Theo nhận định của ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, trong những năm qua, thời tiết trên cả nước diễn ra rất bất thường, không theo quy luật tự nhiên nên rất khó cảnh báo, dự báo chính xác. Hầu hết khoảng thời gian mùa hè các năm, tình trạng nắng nóng gay gắt duy trì liên tục tại 18 tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận, Tây Nguyên gây hạn hán, thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Diện tích đất không thể canh tác và bị thiếu nước đối với vụ đông xuân, hè thu liên tục tăng cao. Tại khu vực miền Trung, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, tình hình mưa lũ, sạt lở đất, lốc, sét... xảy ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

"Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn và gây ra những thiên tai khắc nghiệt cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, biến đổi khí hậu đã làm khí hậu nóng lên toàn cầu, dẫn đến sự thay đổi về lượng mưa, băng tan, nước biển dâng trên thế giới. Qua quan trắc cho thấy, trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C, còn trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng của nhiệt độ gấp gần hai lần so với 50 năm trước. Sự nóng lên của trái đất đã làm suy giảm khối lượng băng ở hai bán cầu; trong đó ở Bắc Băng Dương, mỗi thập kỷ giảm khoảng 2,1-3,3% lượng băng. Đây là nguyên nhân khiến nước biển dâng trung bình 1,8mm/năm", ông Lê Thanh Hải nhận định.

Ông Hải cũng dẫn chứng thêm, biểu hiện của biến đổi khí hậu ở nước ta cũng khá rõ. Cụ thể, trong 50 năm qua, biểu hiện nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước ta đã tăng khoảng 0,5 độ C/năm. Riêng năm 2015, do tác động của hiện tượng El-Nino, nền nhiệt độ tăng khoảng 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm và có số ngày nắng nóng kéo dài hơn. Lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Trên khu vực Biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, tần suất hoạt động của bão mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn; mùa mưa bão sẽ kết thúc muộn hơn so với trước đây. Hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng lên và không đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ.

Chủ động ứng phó có hiệu quả

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khu vực. Trong đó, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là tài nguyên nước, khu vực ven biển và ngành nông nghiệp. Kịch bản biến đổi khí hậu nhiệt độ trung bình của nước ta sẽ tăng 2-3 độ C, kéo theo đó mực nước biển có thể dâng lên khoảng 1m. Khi đó hậu quả là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập 39% diện tích, riêng TP Hồ Chí Minh ngập 20% diện tích; các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng ngập 10%; các tỉnh miền Trung là 3%. Đồng thời, sẽ có 10-12% dân số của nước ta chịu tác động. Đây là những ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, gây tổn thất về kinh tế khoảng 10% GDP/năm, một con số rất đáng báo động. Do đó, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn hiện nay.

Ngoài ra, để thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã triển khai mô hình nhà đa năng tránh bão, lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường giao thông nông thôn; mô hình xử lý nước mặn thành nước ngọt; trồng rừng ngập mặn ven biển, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp giải pháp sinh kế cho người dân. Tiêu biểu như tỉnh Quảng Nam đã triển khai các dự án điểm nâng cấp công trình giao thông, thủy lợi nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt. Tỉnh Bến Tre tập trung gia cố đê, kè ngăn mặn, xây dựng nhà cộng đồng đa năng tránh trú bão. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên trồng và bảo vệ rừng; Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai. Bên cạnh đó, tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền kiến thức về biến đổi khí hậu đến rộng rãi nhân dân, giúp họ hiểu đúng bản chất của biến đổi khí hậu để thích nghi, chủ động điều chỉnh hành vi, tiến tới sống chung với biến đổi khí hậu.

Theo Lê Thanh Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, để hạn chế tối đa những thiệt hại do sự bất thường của thiên tai gây ra, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết, nhất là hiện tượng El-Nino để chủ động xây dựng giải pháp ứng phó. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tính toán nguồn nước bảo đảm cho sản xuất vụ đông xuân trên tinh thần tiết kiệm, trong đó có tính đến phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo ông Hải, chỉ có nhận thức đúng về thiên tai mới phòng chống và hạn chế tối đa thiệt hại. Ngoài ra, cần từng bước chuyên nghiệp hóa lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ trung ương xuống cơ sở, để chủ động ứng phó hiệu quả.

Đọc thêm

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc sẽ bàn về phát triển bền vững Muôn mặt cuộc sống

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc sẽ bàn về phát triển bền vững

TTTĐ - Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) năm 2024 sẽ diễn ra vào hai ngày 22 - 23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội.
Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Tính đến nay 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phân bổ đợt 1 là 51 tỷ đồng cho 11 tỉnh, TP; đợt 2 là 30 tỷ đồng cho 12 tỉnh, TP và nhu yếu phẩm giá trị 500 triệu đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng số tiền hỗ trợ là 81,5 tỷ đồng.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Xem thêm