Tag

Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu

Xã hội 27/07/2024 16:16
aa
TTTĐ - Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn cho quản lý sử dụng đất, vì nó ảnh hưởng đến việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần có các chiến lược quản lý sử dụng đất linh hoạt.
Biến đổi khí hậu khiến con người thay đổi thói quen sống Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh Việt Nam chủ động nâng cao năng lực, ứng phó có hiệu quả với thiên tai “Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh Hơn 100.000 thí sinh tham dự cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường

Hội thảo Khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ 2 năm 2024 vừa diễn ra tại Thừa Thiên Huế do 3 trường Đại học đồng tổ chức (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế và Trường Đại học Cần Thơ) với chủ đề “Quản lý và sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu” đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học trong cả nước.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đều cho rằng, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia đặc biệt quan trọng, có tác động tới sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã cơ bản giải quyết được các vấn đề liên quan tới quản lý sử dụng đất trong bối cảnh phát triển hiện tại của quốc gia và hội nhập quốc tế.

Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu
Toàn cảnh buổi hội thảo

PGS.TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế nhấn mạnh: Vấn đề quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai sao cho thích ứng tốt, có hiệu quả cao và bền vững là việc làm hết sức quan trọng.

Trước thực trạng đó, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất hiệu quả nhằm khai thác, quản lý, sử dụng, quản trị và bảo vệ đất đai một cách khoa học, hợp lý. Theo đó, cần sử dụng hiệu quả các công cụ về chính sách và công nghệ để làm gia tăng giá trị sử dụng đất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá này cho các thế hệ mai sau.

Tại buổi hội thảo, các báo cáo tham luận đều xoay quanh các chủ đề nóng, liên quan trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Trong đó, đáng chú ý là bài tham luận của PGS.TS Trần Trọng Phương - Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam với chủ đề: “Quản lý sử dụng đất bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức”.

Theo PGS.TS. Trần Trọng Phương, việc đổi mới chính sách đất đai và sử dụng hiệu quả các công cụ thực thi chính sách như: Đăng ký đất đai, quy hoạch đất đai, tài chính, giá đất, cơ sở dữ liệu thông tin, khoa học công nghệ… là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, để nâng cao nguồn lực quản lý đất đai cho sự phát triển kinh tế xã hội cần phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu
Quản lý và sử dụng tài nguyên đất trong bối cảnh chuyển đổi số là nội dung quan trọng trong bài tham luận

PGS.TS. Trần Trọng Phương đánh giá thực trạng sa mạc hoá và suy thoái đất đai hiện nay làm trầm trọng biến đổi khí hậu. Đồng thời, ông đưa ra dự báo trong tương lai, khi cường độ mưa lớn hơn thì nguy cơ xói mòn đất ở các vùng đất canh tác sẽ tăng lên, việc quản lý đất đai một cách bền vững là cách để bảo vệ cộng đồng khỏi các tác hại của xói mòn và lở đất. “Vì vậy, cần phải có các chính sách ứng phó với biến đổi đất đai và khí hậu”.

Về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số trong quản lý sử dụng đất PGS.TS Trần Trọng Phương cho rằng, công nghệ số không chỉ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của quản lý sử dụng đất mà còn giúp theo dõi, đánh giá và dự báo tình trạng sử dụng đất trong tương lai. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ số cũng giúp nâng cao khả năng phát hiện và xử lý vi phạm trong quá trình sử dụng đất, từ đó giúp bảo vệ tài nguyên đất và ngăn chặn những hành vi không hợp pháp.

“Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn cho quản lý sử dụng đất, vì nó ảnh hưởng đến việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần có các chiến lược quản lý sử dụng đất linh hoạt như áp dụng phương pháp canh tác bền vững, tái thiết kế hệ thống chăn nuôi và tăng cường bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi liên tục để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên sử dụng đất và điều chỉnh các biện pháp quản lý phù hợp”, PGS.TS Trần Trọng Phương nhấn mạnh.

Quản lý, sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu
Các đại biểu tham dự hội thảo

Từ những nghiên cứu, nhận định của mình, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận thấy sự cần thiết của việc chú trọng quản lý sử dụng đất bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số. Áp dụng công nghệ số và các công nghệ mới vào quản lý sử dụng đất không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên đất.

Ngoài ra, việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong quản lý sử dụng đất cũng là một yêu cầu cấp thiết, nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất của Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng: “Để quản lý và sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu và đóng góp nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì đào tạo nguồn lực con người có ý nghĩa then chốt, quyết định”.

Năm 2024, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 260 chỉ tiêu đại học gồm 5 ngành:

HVN15 có 210 chỉ tiêu cho 3 ngành: Quản lý đất đai, Quản lý Bất động sản, Quản lý Tài nguyên và Môi trường;

HVN16 có 40 chỉ tiêu ngành Khoa học môi trường;

HVN03 có 10 chỉ tiêu ngành Khoa học đất (Khoa học đất và Quản trị tài nguyên đất);

Tổ hợp xét tuyển nhóm ngành HVN03: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học), A09 (Toán, Địa lí, GDCD), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh);

Tổ hợp xét tuyển nhóm ngành HVN15, HVN16 gồm: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học), A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) và D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).

Khoa Tài nguyên và Môi trường có 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ); Xét tuyển kết hợp

Mọi chi tiết liên hệ: 02462617578 hoặc 0961926639 / 0961926939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

Website: https://vnua.edu.vn;

https://tuyensinh.vnua.edu.vn

Website: https:// https://tnmt.vnua.edu.vn/

Facebook: https://facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Đọc thêm

Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3 Môi trường

Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3

TTTĐ - Bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề sau khi đi qua Thủ đô Hà Nội các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có huyện Phúc Thọ đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; tổ chức thu dọn cây xanh, biển hiệu bị đổ gãy; các công trình bị đổ sập; khôi phục mạng lưới cấp điện và viễn thông... nhằm sớm ổn định đời sống.
"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân Đô thị

"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân

TTTĐ - Trong những ngày qua, các "chiến sĩ" điện lực của EVNHANOI - những người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đội mưa bão để khôi phục lại dòng điện sinh hoạt cho người dân đã trở thành những hình ảnh đẹp, được cộng đồng xã hội ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn vô chừng.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi

TTTĐ - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động, hiệp đồng sẵn sàng với các đơn vị Quân đội, Công an với tổng quân số 10.732 cán bộ, chiến sỹ và 303 phương tiện ứng phó với bão số 3 (bão Yagi).
Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang Môi trường

Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang.
Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hại do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hại do bão số 3

TTTĐ - Trước những thiệt hai do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra trên địa quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), đêm mùng 7 và ngày 8/9, các lực lượng của quận vẫn đang đã tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra để giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Khẩn cấp: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái Môi trường

Khẩn cấp: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo, trong 24 giờ tới, trên các sông ở Yên Bái xuất hiện lũ, đỉnh lũ các sông nhỏ. Đặc biệt sông Thao ở Yên Bái trên mức báo động 3.
Hà Nội: Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt sau bão Yagi Môi trường

Hà Nội: Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt sau bão Yagi

TTTĐ - Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn TP Hà Nội đã có hơn 10.000 cây xanh gãy đổ, bật gốc sau cơn bão Yagi. Hiện lực lượng chức năng và người dân đang mau chóng dọn dẹp để đường sá được lưu thông.
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chỉ đạo khắc phục hậu quả bão Yagi Môi trường

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chỉ đạo khắc phục hậu quả bão Yagi

TTTĐ - Ngày 8/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chủ trì thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trên địa bàn.
Hải Dương: Tập trung khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) Đô thị

Hải Dương: Tập trung khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi)

Ngay sau khi Bão số 3 (Yagi) đi qua, tỉnh Hải Dương đã khẩn trương thực hiện công tác khắc phục hậu quả và ứng phó nguy cơ tiềm ẩn sau bão.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn Môi trường

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn

TTTĐ - Bão số 3 đã đi qua nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở trong công tác phòng chống bão đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do bão số 3 gây ra.
Xem thêm