Tag

Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách nhân văn nhằm chia sẻ rủi ro cùng người lao động

Lao động - Việc làm 09/02/2023 09:02
aa
TTTĐ - Thời gian qua, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Khi xảy ra đại dịch COVID-19, thị trường lao động biến động mạnh với những rủi ro đột biến, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ người lao động bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt.
Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng cho người lao động Làm gì để phát huy vai trò quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp? Ngăn chặn hành vi trốn đóng, trục lợi quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Người bạn đồng hành của người lao động

Theo ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sau 13 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, tính đến cuối năm 2022, cả nước đã có trên 14 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 28,3% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 627.000 người với cuối năm 2021.

Dễ nhận thấy, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người lao động thất nghiệp, chỉ tính riêng trong năm 2022, số người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 889.011 người, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021 (688.972 người); Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 879.557 người, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021 (678.247 người).

Tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 1.892.271 lượt người, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2021 (1.512.208 lượt người) 1.986.346 lượt người tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2021 (1.579.654 lượt người); Số người được hỗ trợ học nghề là 19.526 người, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021 (16.185 người).

Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách nhân văn nhằm chia sẻ rủi ro cùng người lao động
Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần chia sẻ rủi ro cùng người lao động

Nhấn mạnh vai trò của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) nhận định: Thời gian qua, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, khi xảy ra đại dịch COVID-19, thị trường lao động biến động mạnh với những rủi ro đột biến, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ người lao động bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt.

Cụ thể như trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi người dân đều phải hạn chế ra đường. Tuy nhiên, hệ thống cơ quan thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, nhất là ở những tỉnh, thành lớn và tập trung nhiều người lao động như: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… vẫn có hàng trăm nghìn người thất nghiệp đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới. Các cán bộ tiếp nhận giải quyết chính sách này phải rất nỗ lực làm việc để giải quyết quyền lợi cho người lao động…

Bên cạnh đó, còn có hàng triệu người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm để quay trở lại thị trường lao động. “Có thể thấy, vai trò của quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới, cả về mặt lý luận và thực tiễn, đều đã khẳng định rõ không chỉ chi trả, chia sẻ rủi ro, mà quan trọng hơn là còn phải hỗ trợ người lao động thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động. Hơn 10 năm qua, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta đã làm tốt việc chi trả, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, nhưng để đáp ứng được yêu cầu đề ra vẫn còn nhiều việc phải làm”, ông Bình cho biết.

Nâng cao hiệu quả của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Để chính sách Bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, trong đó có các nội dung về Bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, cần đánh giá lại năng lực và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của hệ thống các Trung tâm Dịch vụ việc làm nhằm nâng cao vai trò đối với việc thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và việc phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương nói chung.

“Việc xây dựng Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và đề xuất các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh khẳng định.

Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách nhân văn nhằm chia sẻ rủi ro cùng người lao động
Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã làm tốt việc chi trả, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động

Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm) cho biết: Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể như: Đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp; 100% người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu; 15% người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo;

Cùng với đó là hoàn tất việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về Bảo hiểm thất nghiệp giữa cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội với cơ quan BHXH; 100% nhân sự thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm được đào tạo, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ và bồi dưỡng chuyên sâu; Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 85%…

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập với thế giới. Vì thế, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp hiện hành không còn đáp ứng được yêu cầu, quy mô của nền kinh tế, đòi hỏi cần phải thiết kế lại đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế, nhất là để quản trị hiệu quả quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

“Qua đánh giá của chúng tôi, địa bàn nào công nghiệp hóa càng mạnh, thị trường lao động càng phát triển thì vai trò của quỹ Bảo hiểm thất nghiệp càng lớn. Thất nghiệp cũng là một trong những rủi ro của quá trình công nghiệp hóa và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp ổn định, phát triển thị trường lao động, là công cụ của Nhà nước để quản trị thị trường lao động. Việc cải cách, đổi mới chính sách Bảo hiểm thất nghiệp chính là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản trị thị trường lao động thích ứng với thông lệ thế giới và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay”, ông Vũ Trọng Bình chia sẻ.

Đọc thêm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Chung tay giải quyết việc làm cho người lao động Kinh tế

Chung tay giải quyết việc làm cho người lao động

TTTĐ - Với 41.282 chỉ tiêu tuyển dụng của 117 đơn vị tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc do Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức đã tạo ra cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn người dân.
Xem thêm