Tag
Cơ chế mua bán điện trực tiếp :

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam

Thị trường - Tài chính 15/05/2024 00:00
aa
TTTĐ - Các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang rất mong chờ dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sớm được ban hành nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ sớm được ban hành

Bài 1: Có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

Kinh nghiệm từ nước ngoài

Thời gian qua, giới chuyên gia, doanh nghiệp, người dân quan tâm đặc biệt đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Theo các chuyên gia, cơ chế DPPA được xem là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế xanh và thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo đó, với cơ chế này, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo thay vì thông qua công ty điện lực, việc này này giúp các công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch của riêng họ, từ đó thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Trên thực tế DPPA có 2 hình thức. Thứ nhất là nhà sản xuất năng lượng tái tạo cung cấp điện vật lý trực tiếp cho khách hàng, với điều kiện cả hai ở gần nhau và có thể chủ động việc truyền tải.

Thứ hai là nhà sản xuất năng lượng và khách hàng mua bán với nhau thông qua một hợp đồng mua bán điện, sau đó nhà sản xuất năng lượng cung cấp lượng điện vật lý vào mạng truyền tải của công ty điện lực và mạng điện lực sẽ cung cấp lượng điện vật lý tương tự cho khách hàng để hưởng phí điều hành.

Cơ chế DPPA nhắm vào hình thức thứ hai và trước mắt chọn lựa một số khách hàng lớn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các giai đoạn áp dụng đại trà đối với khách hàng lớn rồi đến nhỏ.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Cơ chế DPPA thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo ông Đào Nhật Bình - chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hợp đồng mua bán điện trực tiếp là hợp đồng mà bên mua cam kết mua một phần, hoặc toàn bộ điện của một nhà máy điện (thường là nhà máy điện gió, mặt trời hay các dạng năng lượng tái tạo khác, thậm chí cả điện hạt nhân).

Ông Bình cho biết, các hợp đồng mua bán điện ở nước ngoài thường có thời hạn dài 10-15 năm, đảm bảo bên bán tìm được nguồn cung cấp tín dụng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Với thời hạn đó, bên bán đủ thuyết minh thời hạn hoàn vốn và có lãi nên dễ dàng tìm được ngân hàng cấp tín dụng.

Trong khi đó, với thời hạn dài, giá mua điện sẽ được chiết khấu tới mức thấp cho bên mua khi mà trên thị trường nhu cầu điện dự đoán sẽ tăng đột biến do nhu cầu xe điện, kéo theo giá điện tăng.

Cũng theo ông Bình, mặc dù các hợp đồng mua bán điện có giá trị marketing to lớn cho đơn vị mua điện và là nguồn tài chính bền vững cho công ty bán điện, nhưng về mặt kỹ thuật vẫn phải có ai đó đảm bảo nguồn điện luôn ổn định, chứ không biến đổi như năng lượng tái tạo.

Đơn cử như toàn bộ hệ thống điện gió ở Đức có công suất đặt 61,37GW gió trên bờ và 8,46GW gió ngoài khơi, nhưng ngày 20/3/2024 lặng gió chỉ phát được công suất 0,46GW kéo dài từ 6h30 sáng đến 6h30 chiều, lúc nhu cầu đang cao. Với công suất phát thực chỉ đạt 0,6% công suất đặt, kéo dài 12 giờ như vậy thì không có hệ thống lưu trữ nào có thể bù đắp được sự thiếu hụt đó ngoài các nhà máy điện truyền thống (than nâu, than đá và khí) ứng trực sẵn.

Hoặc như nhật thực toàn phần ở Texas, Mỹ hôm 8/4/2024 vừa qua đã làm mất gần như toàn bộ công suất điện mặt trời khoảng 6 phút và mất một phần 60 phút, gây thiếu hụt 8,9GW công suất đúng vào giờ đáng ra điện mặt trời được phát cao nhất. Lúc đó buộc các nhà máy điện khí phải tăng công suất thêm 6,9GW đề bù lại.

Khi đó, để không bị thiệt hại do luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho trung tâm dữ liệu trong khi nguồn cung lại là điện năng lượng tái tạo không ổn định, công ty điện lực vận hành hệ thống điện, ngoài chi phí truyền tải, phải áp dụng phí công suất và phí dịch vụ hỗ trợ. Những khoản phí đó sẽ giúp công ty điện lực có tiền để trả cho chi phí phát điện đột xuất nhảy vọt trên thị trường như hai trường hợp kể trên ở Đức và Mỹ, hoặc trả cho các trung tâm lưu trữ điện cũng rất đắt đỏ.

Ở Trung Quốc và Thái Lan, công ty điện lực phải trả phí trực máy cho các nhà máy điện khí theo kW/tháng, dù họ có phát điện hay không. Nhờ đó, các công ty điện lực có thể đảm bảo nguồn cung điện luôn ổn định.

Bài toán cho Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam, chuyên gia Đào Nhật Bình cho rằng, các công ty cần hợp đồng mua bán điện theo dạng kết nối trực tiếp sẽ có xu thế mua các nguồn thủy điện lớn của Việt Nam, vì giá rẻ và có nguồn điện ổn định quanh năm.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Mô phỏng mua bán điện PPA ảo. Nguồn Orsted.

Các nguồn thủy điện nhỏ và vừa cũng có thể được ngắm tới, vì nguồn rẻ và ổn định trong thời gian nhất định, còn lại họ mua điện lưới hoặc DPPA ảo. Do đó, Chính phủ cần giữ các nguồn này cho hệ thống điện chung, không cho mua bán trực tiếp.

Bên cạnh đó, chi phí truyền tải của Việt Nam hiện tại quá thấp so với các nước có hệ thống tương đương, có thể chưa phản ánh hết chi phí thực sự nếu hạch toán đầy đủ và độc lập theo khoảng cách, cũng như vị trí truyền tải. Do đó, hợp đồng DPPA có thể sẽ bị lợi dụng để hưởng chi phí truyền tải thấp.

Theo ông Bình, dù trực tiếp, hay ảo thì các hợp đồng DPPA cũng tạo ra áp lực lớn cho lưới điện buộc phải cân bằng với lượng điện năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng. Do đó, cần phải có các chính sách điều độ thích hợp với khả năng chịu tải của lưới điện.

Mặt khác, giá điện khí và lưu trữ hiện tại cao gấp rưỡi giá điện bán lẻ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không khuyến khích các doanh nghiệp ngoài EVN đầu tư vào 2 mảng đó dù Quy hoạch điện VIII có đưa ra tham vọng lớn.

Trường hợp EVN tự đầu tư sẽ gây thua lỗ, trong khi đó nếu không có điện khí và lưu trữ thì không thể tăng tiếp năng lượng tái tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp muốn DPPA.

Cũng theo ông Bình, hiện tại Việt Nam chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo trở nên cực kỳ tốn kém (nếu chỉ bán điện theo lượng điện năng cung cấp thực sự theo yêu cầu luôn đột xuất trong khung giá thị trường bị giới hạn).

"Không có phí công suất sẽ tạo ra kinh doanh không bình đẳng, vì EVN không có tiền duy trì công suất trực sẵn sàng phát điện", ông Bình phân tích.

Đọc thêm

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Xem thêm