Tag
Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Bài 4: Xếp hàng - chuyện không nhỏ

Người Hà Nội 17/07/2023 09:00
aa
TTTĐ - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt, người đến sau chờ người tới trước tưởng chừng đơn giản, hóa ra vẫn là một việc dễ mà khó. Bởi lẽ, đó đây vẫn còn một số người thiếu ý thức làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu... Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...
Bài 2: Ứng xử nơi công cộng - hành động sao cho đẹp? Bài 2: Ứng xử nơi công cộng - hành động sao cho đẹp?
Bài 3: Ứng xử mùa nắng nóng sao cho Bài 3: Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

Thước đo ý thức

Tại Hà Nội, tình trạng chen lấn, bất chấp quy định xếp hàng vẫn thi thoảng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Xếp hàng có thể coi như là một trong những thước đo ý thức về văn hóa ứng xử nhưng một số người lại xem thường, bỏ quên.

Anh Trần Anh Tú (24 tuổi, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) kể: “Vừa mới hôm qua, gia đình tôi đưa bố đi khám tại một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội. Chúng tôi đã cố gắng đến từ sớm để xếp hàng vào khám trước nhưng vẫn có rất nhiều người đến sau tìm mọi cách chen lên, thậm chí còn đổi lại thứ tự sổ khám. Mặc dù tôi và nhiều người cảm thấy bất bình nhưng không có nhiều người dám lên tiếng vì sợ lỡ việc rồi lại xảy ra to tiếng cãi vã".

Chị Thanh Liễu (26 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tại công ty mình làm việc cũng thế, đến giờ cơm trưa, ai cũng đói, muốn mình được ưu tiên nên cứ mạnh ai người đó chen vào lấy đồ ăn mà không chịu xếp hàng”.

Trong siêu thị, khi đổ xăng, khi đi chùa hay thậm chí tại bệnh viện, chúng ta vẫn thấy xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Người đến sau lại chen lên trước vì không muốn chờ đợi. Người ta không cố chen lên được hàng đầu thì cũng phải hàng hai, ba mà chẳng bận tâm tới những ánh mắt khó chịu của khách đã xếp hàng từ trước.

Người Hà Nội xếp hàng trước nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm
Người Hà Nội xếp hàng trước nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm

Có nhiều lý do được đưa ra giải thích cho việc chen ngang, như đang vội, không muốn chờ đợi, sợ thiệt thòi nhưng sâu xa hơn không hẳn là vậy. Quan trọng hơn cả là những người đó thiếu tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng chính mình.

Gần 8 giờ sáng tại một ngã tư đường phố, không chịu đứng sau người khác ở vạch chờ đèn đỏ, có những người lại chọn dừng xe ở phần đường dành cho người đi bộ với vô vàn lý do. Do đó, trong đoàn người ngay ngắn xếp hàng, chỉ cần một người phá hàng, sẽ có người thứ hai, thứ ba… và để lại không ít hậu quả.

Trước đây, do bản tính cả nể, không muốn lôi thôi rắc rối, đa phần mọi người khi thấy ai đó chen lấn, phá vỡ trật tự khi xếp hàng, thường chọn cách im lặng, mặc kệ, coi như không phải việc của mình. Cứ như thế, hành vi xấu này cứ lặp đi lặp lại, diễn ra nhiều nơi.

Điều đó khiến cho văn hóa xếp hàng của người Hà Nội nói riêng và người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn có lúc đã trở thành thói quen. Hàng ngày ra đường, bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu, khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái.

Đặc biệt khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì tình trạng chen lấn lại càng được người dân "hưởng ứng" nhiệt tình hơn bao giờ hết.

Nhớ lại hình ảnh hàng nghìn người chen lấn xô đẩy, nữ cũng như nam trèo rào để được tắm miễn phí tại Công viên nước Hồ Tây bất chấp công viên này đã phải đóng cửa vì quá tải khiến chúng ta vẫn chưa khỏi bàng hoàng.

Cũng chỉ vài tháng trước đây, xăng dầu khan hiếm, người người nhà nhà phải chen nhau, đứng đợi rất lâu chỉ để được mua xăng. Đã có chỗ người ta chen nhau, không ai chịu nhường, chẳng cần biết tới trước hay sau, cứ chỗ nào còn trống là chèn vào, cũng chẳng cần biết người khác tới từ bao giờ, phải bóp còi ing ỏi để người ta nhường đường đi.

Nhiều lý do được đưa ra để bao biện cho hành vi chen ngang như đang vội, không muốn phải chờ đợi… Xếp hàng là một trong những thước đo ý thức công dân về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Càng ngày, đời sống văn hóa càng đi lên thì ý thức của người dân lại càng phải được nâng lên hơn nữa.

Nếu mỗi người đều tự biết điều chỉnh

Xã hội càng văn minh thì đòi hỏi những người sống trong xã hội ấy cũng phải phát triển, thay đổi để thích nghi, tiến lên cùng nhịp. Xếp hàng, nét văn hóa ứng xử nơi công cộng là việc nhỏ nhưng nếu vẫn để xảy ra tình trạng không quy củ, thiếu ý thức thì lại là việc không nhỏ.

Xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến được đưa ra phân tích mổ xẻ. Có người quy trách nhiệm cho ngành văn hóa, giáo dục; Có ý kiến cho rằng do tâm lý đám đông… cũng có lập luận chỉ trích ý thức nơi công cộng của một bộ phận người không chịu nhìn ra xung quanh để sống tốt hơn.

Rõ ràng, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất như chiến tranh, đói kém và gần đây nhất là dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã thiết lập được một phản xạ tự nhiên, đó là thấy hàng thì xếp, không tùy tiện nữa. Rõ ràng, suốt thời gian qua, cùng với Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố Hà Nội được ban hành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những thói xấu chen ngang, vô ý thức đã được cải thiện trông thấy.

Người lớn hãy làm gương và đôi khi còn phải học tập các em nhỏ về ý thức xếp hàng
Người lớn hãy làm gương và đôi khi còn phải học tập các em nhỏ về ý thức xếp hàng

Vậy mà, không phải ai cũng coi đó là việc nên làm. Vẫn có người tìm ra được lý do để bất chấp, miễn được việc của mình thì thôi.

Họ không thể hiểu được rằng, đó không phải là việc của riêng họ. Đó là việc của ý thức nơi công cộng. Đó là thước đo để đánh giá cộng đồng ấy có văn minh hay không...

Khi đứng giữa đám đông, bạn ngang nhiên làm việc không hợp quy chuẩn là đã sai. Đám đông vì ngại va chạm, nhắm mắt cho qua, chịu nhịn, chịu thiệt một chút cũng lại sai thêm. Rồi những người khác, nhìn thấy một người không xếp hàng mà chẳng ai nói gì thì cũng chen, cũng lấn... Như vậy hành động kia đã tạo nên một hiệu ứng xấu nơi công cộng.

Thói quen tốt phải được rèn luyện hàng ngày. Ý thức tốt cũng cần phải được lặp đi, lặp lại liên tục. Tại các cơ quan, công sở trên địa bàn Hà Nội, những tấm bảng khuyến khích người dân thực hiện hành vi văn hóa nơi công cộng luôn được đặt trang trọng, gần tầm mắt để dễ nhìn, dễ thực hiện.

Chính vì thế, mỗi người trước hết hãy tự nâng cao ý thức bản thân, sau đó biết nhìn ra xung quanh để ứng sao cho phù hợp quy chuẩn xã hội. Bên cạnh đó, bản thân mỗi công dân cũng tích cực giám sát, lên án những hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng. Có như thế thì mới góp phần loại bỏ, đấu tranh với cái xấu và nhân lên những hành động đẹp trong xã hội.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Xem thêm