Tag
Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Tân Sửu 2021:

Bài 2: Vì sao thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn "có đất sống"?

Xã hội 19/01/2021 08:00
aa
TTTĐ - Mỗi dịp Tết đến các cơ quan chức năng đều lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra để kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm nhưng tình trạng vi phạm vẫn tái diễn năm này qua năm khác. Câu hỏi đặt ra, vì sao thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn tồn tại; Đặc biệt là tại các chợ truyền thống, các chợ tự phát. Thậm chí, người kinh doanh thực phẩm bẩn còn "ăn nên làm ra" vào dịp cận Tết?
Triển khai sớm biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Hà Nội xử phạt hơn 4.400 tỷ đồng liên quan đến hàng lậu, gian lận thương mại "Nóng" chuyện thực phẩm bẩn hàng không nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Khó kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm tại các chợ

Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 400 chợ được phân loại cụ thể, trong đó có chợ đầu mối, chợ thành thị, nông thôn. Mỗi dịp Tết đến, lượng người mua sắm tại các chợ lại đông đúc. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các chợ đầu mối.

Do đặc thù hoạt động của chợ đầu mối, hoạt động phân phối sản phẩm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (ngay trong đêm). Trong khi theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định và thường mất thời gian từ 2 - 4 ngày. Hơn nữa, hiện nay, ngành chức năng cũng chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nếu có kết quả dương tính thì lô hàng đã được phân phối, không còn ở chợ.

Bài 2: Vì sao thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn
Thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống luôn thu hút người tiêu dùng vì giá cả phù hợp

Vì vậy, theo các cơ quan chức năng, việc xử lý vi phạm về ATTP đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối chỉ có thể bằng hình thức phạt tiền. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu, tiêu hủy còn khó khăn.

Thực tế, lý do cơ bản khiến cho người tiêu dùng chọn chợ truyền thống để mua bán do giá cả rẻ hơn trong các siêu thị. Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 1.800 siêu thị, cửa hàng tiện ích kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn. Trong đó có những "tên tuổi lớn" như: Hệ thống Vinmart (có 44 siêu thị, hơn 800 cửa hàng tiện ích), Intimex (6 siêu thị), Co.op Food (57 cửa hàng) và rất nhiều cửa hàng tiện tích. Tuy nhiên giá cả thực phẩm ở những cửa hàng này không phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để mua.

Chị Dương Thị Thanh Huyền (ở quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Vẫn biết nông sản, thực phẩm bán ở các cửa hàng có chất lượng đảm bảo nhưng thỉnh thoảng tôi mới mua cho trẻ nhỏ vì giá cao so với thu nhập của gia đình. Thức ăn hằng ngày, tôi vẫn mua ở chợ truyền thống. Đó là chưa kể, Tết đến giá cả hàng hóa ở đâu cũng tăng. Nhiều khi, tôi cũng tặc lưỡi mua ở chợ, thậm chí cả ở chợ cóc gần nhà”.

Việc quản lý chưa thực sự hiệu quả

Thực tế cho thấy, việc kiểm soát nguồn gốc và an toàn thực phẩm tại các chợ tự phát vẫn đang bị "thả nổi". Chợ tự phát mọc lên ở những nơi có đông công nhân, sinh viên, trong khu dân cư, có khi ngay cạnh chợ truyền thống để "cạnh tranh".

Đi qua khu vực các chợ tự phát này, ai cũng dễ dàng nhận ra thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, khi thức ăn chín được bày bán lẫn lộn với thức ăn sống, các sạp rau củ quả được bày xen lẫn với nơi giết mổ gà, vịt bốc mùi hôi thối. Thậm chí, thực phẩm bày bán ngay dưới nền đất...

Điều đó cho thấy, công tác quản lý tại các địa phương còn chưa hiệu quả; Việc kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên và nghiêm minh, còn nặng tính hình thức. Do đó mới có tình trạng, khi có lực lượng chức năng đi kiểm tra thì người bán hàng nháo nhào bỏ chạy, khi không ai kiểm tra thì lại ngang nhiên bày bán công khai.

Bài 2: Vì sao thực phẩm không an toàn vẫn tồn tại trong các dịp Tết?
Buôn bán hoa quả tại các chợ đầu mối vẫn đang bị buông lỏng

Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, hiện nay các quy định pháp luật xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo cũng như thi hành pháp luật. Cụ thể, Điều 6, Luật ATTP quy định có 2 biện pháp xử lý trong lĩnh vực ATTP là xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự nhưng thực tế cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xử lý hình sự.

Muốn xử lý đối với hành vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 317 Bộ Luật hình sự năm 2015 phải có hậu quả làm chết 1 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 1 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Theo đó, mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm.

Tuy nhiên, việc xác định tỉ lệ thương tổn ngay khi sử dụng loại thực phẩm đó là chưa phù hợp với đặc thù của lĩnh vực an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc xác định hậu quả nghiêm trọng hầu như chỉ dựa vào việc có chết người, trong khi những chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm không gây chết người ngay lập tức mà qua thời gian dài tích tụ trong cơ thể mới gây ra hậu quả.

Do vậy, cơ quan chức năng chưa có cơ sở để xử lý hình sự và phải chuyển sang xử lý hành chính, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng dường như vẫn không đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó, theo quy định mới, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, bánh mứt, kẹo… được tự công bố chất lượng sản phẩm. Khi đã gửi tự công bố chất lượng sản phẩm đến cơ quan chức năng, doanh nghiệp có thể sản xuất và phân phối sản phẩm. Sau đó, cơ quan chức năng hậu kiểm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp làm ăn chộp giật, sản xuất các sản phẩm kém chất lượng, bán cho người tiêu dùng. Vì thế, làm thế nào để kiểm soát và ngăn chặn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có mặt trên mâm cơm ngày Tết của các gia đình là một câu hỏi còn bỏ ngỏ?

(Còn nữa)

Đọc thêm

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm