Tag
Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế

Bài 2: Sống trong giãn cách, thấy rõ tấm lòng người Hà Nội

Người Hà Nội 06/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đương đầu với làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang có diễn biến ngày càng phức tạp, cuộc sống của người dân Thủ đô cũng như cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng chục khu vực dân cư cùng nhiều bệnh viện liên quan đến ca bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội bị phong tỏa, người lao động trong nhiều doanh nghiệp phải nghỉ việc, hàng quán đóng cửa… Tuy vậy, trong gian khó vẫn luôn sáng lên những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái, ngày càng có nhiều mô hình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau xuất hiện trên địa bàn Thủ đô.
Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Những suất cơm nghĩa tình

Hàng ngày, bên cạnh những thông tin về ca nhiễm mới xuất hiện trên địa bàn Hà Nội, những chỉ đạo kịp thời quyết liệt của lãnh đạo cấp thành phố để chăm lo đời sống của người dân, những cách làm hay của các địa phương trong phòng chống dịch được lan tỏa, đâu đó vẫn xuất hiện những hành động đẹp, thiện nguyện mỗi ngày giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Từ cá nhân cho đến các tổ chức, từ những con người bình thường giản dị cho đến những Mạnh thường quân. Không khó để bắt gặp trên mạng xã hội hay tại các khu phố, làng xóm, đoàn hội… những lời kêu gọi ủng hộ tuyến đầu chống dịch và người dân trong vùng dịch, khu cách ly.

Khi dịch bệnh xảy ra, những người dân có hoàn cảnh khó khăn có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đối với họ, chuyện lo cái ăn mỗi ngày trở nên thường trực. Thấu hiểu được điều này, ngay khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND TP. Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hà Nội phối hợp Nhóm Thần tốc Hà Nội triển khai Chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình” từ ngày 24/7 đến hết ngày 7/8/2021. Chương trình nhằm trao những suất ăn trị giá 25.000 đồng đến những người nghèo, người lao động tự do, công nhân bị mất việc làm, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khó khăn… bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Chỉ sau ba ngày triển khai, chương trình đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp kinh phí từ các đơn vị và những nhà hảo tâm. Hiện các suất ăn được nấu trực tiếp tại nhà hàng Old Hà Nội. Những ngày tới, số lượng suất ăn tăng lên 1.000 suất/ngày. Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội đã đề nghị 30 quận, huyện, thị đoàn rà soát đối tượng là người lao động nghèo, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để lập kế hoạch triển khai.

Bài 2: Những mô hình của tình người
Các tình nguyện viên trao cơm cho những người khó khăn đêm 25/7

Ngay từ ngày đầu Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16, những chiếc xe bán tải của CLB Xe bán tải địa hình Việt Nam chạy bon bon, trên xe là những suất cơm, những chiếc bánh mì kẹp còn nóng hổi. Mọi người đều cố gắng để nhanh chóng chuyển suất ăn tới tay những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ về hoạt động vô cùng ý nghĩa này, anh Nguyễn Thường Quân, chủ nhà hàng Old Hà Nội (số 18 phố Tôn Thất Thiệp, quận Ba Đình) cho biết, ngay sau khi nhận được lời đề nghị tham gia chương trình “Bữa cơm nghĩa tình - Vượt qua đại dịch”, gia đình anh không ngần ngại hưởng ứng ngay. Hai vợ chồng anh cùng các con và gần chục đầu bếp đã làm việc liên tục từ sáng đến tối để nấu, chia hàng trăm suất cơm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đi trao cơm mới thấy, nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn. Họ ngóng đợi, vui mừng với từng suất cơm nhỏ. Đây cũng chính là động lực để anh cùng mọi người nỗ lực, cố gắng đem được nhiều suất cơm tới nhiều người hơn nữa.

Điều đáng nói, mỗi suất cơm có đầy đủ thịt, cá, canh rau, đóng gói cẩn thận, bảo quản nóng sốt, chuyển lên những chiếc ô tô của CLB Xe bán tải địa hình Việt Nam để trao cho người nghèo. Những người đưa cơm, lái xe đều mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay, bảo đảm thông điệp 5K. Ngay trong ngày đầu tiên Hà Nội giãn cách xã hội, 200 suất cơm được chuyển đến những người bệnh ở xóm chạy thận phố Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng) và những người lao động nghèo ở cổng Bệnh viện Bạch Mai, khu vực gầm cầu Long Biên...

Cũng trong tối 25/7, 300 suất cơm và 200 suất bánh mì tiếp tục được các tình nguyện viên chuyển đến những người lao động tự do bị mất việc tại khu vực chợ Long Biên, các phường Phúc Tân, Chương Dương...

Nhận được những suất cơm ngon và nóng hổi, nhiều người lao động không khỏi bất ngờ, cảm động. Anh Nguyễn Văn Tuấn, vốn là lái xe ôm tại chợ Long Biên cho biết, mấy ngày nay, thành phố tạm dừng hoạt động của người giao hàng tự do nhằm bảo đảm phòng dịch, anh đến chợ đầu mối tìm việc để có thu nhập. Nhận suất cơm tối từ các tình nguyện viên, anh rất xúc động, cảm thấy ấm lòng bởi sự nhân văn của những con người sống ngay giữa Thủ đô mà từ trước tới nay có nhiều người nói với anh về sự thờ ơ của người dân thành phố.

"Xe buýt siêu thị 0 đồng" - Ấm lòng người lao động trong mùa dịch

Sáng kiến mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” được triển khai từ ngày 26/7, tức là chỉ sau 3 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Điều này cho thấy, khi mà tình yêu thương, sự quan tâm của tổ chức xã hội như Liên đoàn Lao động thành phố đủ đầy thì chắc chắn sẽ có cách để giúp đỡ những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid-19.

Hai chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” đầu tiên chở 1.766 suất quà gồm các mặt hàng thiết yếu đã kịp thời đến tay những người lao động trong lúc họ cần nhất.

Đón nhận phần quà của tổ chức Công đoàn, chị Hoàng Thị Hương, người lao động thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh kiện Điện tử SEI Việt Nam, đang cách ly tại tòa nhà CT2 (Khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) vô cùng xúc động chia sẻ, chị thực sự rất cảm động trước sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn Thủ đô. Nhớ lại thời khắc khi biết thông tin công ty có trường hợp F0 và bản thân phải đi cách ly tập trung, chị thấy hoang mang, lo lắng và bất an trong lòng. Như là thấu hiểu nỗi lòng của anh chị em, đại diện Công đoàn đã có mặt để động viên công nhân yên tâm cách ly. Chị chỉ mong rằng, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi, cuộc sống trở lại bình thường. Chị và đồng nghiệp lại được đi làm và có điều kiện, cơ hội được tham gia, đóng góp vào các hoạt động của tổ chức Công đoàn - tổ chức đại diện, chăm lo đời sống và luôn có mặt kịp thời khi người lao động cần.

Bài 2: Những mô hình của tình người

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng trao quà cho công nhân lao động Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI

Những chuyến xe buýt siêu thị 0 đồng vẫn đang hàng ngày, miệt mài lăn bánh đi khắp nơi trên địa bàn thành phố để tiếp sức, hỗ trợ người lao động khó khăn, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những chuyến xe không chỉ chở hàng, chở nhu yếu phẩm cho những người đang cần mà còn chở cả tình cảm ấm áp của cán bộ Công đoàn Thủ đô mang lại những niềm vui, sự sẻ chia với đoàn viên đang gặp khó khăn.

Trong những ngày tới, những chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” của tổ chức Công đoàn Thủ đô tiếp tục lăn bánh mang những phần quà gồm những thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đến với người lao động tại các khu cách ly, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp họ vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Được biết, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội sẽ trích hơn 4 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Công đoàn để tổ chức “Xe buýt siêu thị 0 đồng” thí điểm trong 10 ngày (kể từ ngày 26/7), trao tới 20.000 công nhân khó khăn trên địa bàn Thủ đô, trong đó ưu tiên nữ đoàn viên, người lao động đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.

Bài 2: Những mô hình của tình người

Công nhân Công ty Môi trường đô thị nhận quà từ "Xe buýt siêu thị 0 đồng" ngày 29/7

Thật khó để kể hết ra đây những mô hình thiện nguyện ấm áp tình người giữa mùa dịch ngay giữa lòng Thủ đô. Trong những ngày TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức thiện nguyện, người hảo tâm đã nhanh chóng quyên góp, ủng hộ hàng nghìn suất quà, suất ăn… gửi tới người khuyết tật, người lao động tự do, công nhân các khu công nghiệp nhằm hỗ trợ, tiếp sức cho những đối tượng yếu thế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Vẫn còn quá sớm để đưa ra những dự báo chắc chắn về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cũng như chưa có đầy đủ những số liệu phản ánh tác động toàn diện của đại dịch gây ra đối với doanh nghiệp và việc làm, đời sống người dân. Khó khăn còn ở phía trước nhưng chắc chắn các hoạt động thiện nguyện vẫn luôn được duy trì để không ai bị bỏ lại phía sau. Các đóng góp dù lớn hay nhỏ, dù nhiều hay ít nhưng chỉ cần nhiều bàn tay góp sức sẽ mang lại niềm tin cho người dân về một Thủ đô trọn nghĩa vẹn tình trong mọi hoàn cảnh.

(còn nữa)

Chính quyền quyết liệt, người dân đồng lòng thực hiện nghiêm giãn cách xã hội Có một Hà Nội ấm áp tình người trong cuộc chiến chống đại dịch Trên 1.600 người lao động được hỗ trợ từ "Xe buýt siêu thị 0 đồng" “Siêu thị mini 0 đồng ở Hà Nội”: Nơi sẻ chia những tấm lòng trong đại dịch

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm