Tag
Lấy nhân tâm để khắc phục thiên tai

Bài 2: Lũ qua đi, công trình ở lại

Xã hội 14/03/2020 08:50
aa
TTTĐ- Các công trình như trường học, trạm y tế mà các tổ chức, đơn vị xây dựng tại các địa phương sau lũ chẳng những giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai mà công cuộc tái thiết tại địa phương trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bài 2: Lũ qua đi, công trình ở lại

Trường Tiểu học và THCS trung tâm Nặm Păm, một công trình rất có ý nghĩa do EVN trao tặng xã Nặm Păm (Mường La, Sơn La) sau trận lũ lịch sử năm 2017

Bài liên quan

Bài 1: Hua Nặm- đùm bọc nhau cùng vượt qua lũ dữ

Trường, trạm trong mơ

Những ngày cả nước gồng mình chống dịch Covid-19, học sinh cả nước đang nghỉ học để tránh bệnh dịch lây lan. Em Lường Thị Hoa (xã Nặm Păm, Mường La, Sơn La) ngoài giờ ôn bài thì giúp đỡ bố mẹ trông em, chăn đàn gà và làm nương. Hoa bày tỏ: “Em nhớ trường, nhớ thầy cô, nhớ các bạn lắm rồi. Trường em mới xây, đẹp lắm”.

Cô bé Hoa nhớ trường cũng phải. Bởi trường tiểu học trung tâm xã Nặm Păm của em đúng là một ngôi trường trong mơ. Tổ hợp công trình Trường tiểu học và THCS Nặm Păm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ 29 tỷ đồng (trên tổng kinh phí 39 tỷ) xây dựng có quy mô gồm: 1 nhà lớp học với 11 phòng học và thư viện 3 tầng; 1 nhà lớp học với 6 phòng học 2 tầng; 1 nhà ở cho học sinh bán trú 16 phòng ở 2 tầng; 1 nhà Hiệu bộ 2 tầng; 1 nhà bếp và ăn bán trú 1 tầng; 1 nhà thi đấu đa năng 1 tầng và các công trình vệ sinh, tường rào và khuôn viên đồng bộ đảm bảo Trường đạt chuẩn Quốc gia. Ngôi trường mới được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 8/2019.

Khu nhà ăn cửa trường Tiểu học và THCS Nặm Păm sạch sẽ, khang trang
Khu nhà ăn cửa trường Tiểu học và THCS Nặm Păm sạch sẽ, khang trang

Dù học sinh nghỉ nhưng tại trường các thầy cô giáo vẫn đến để tập huấn phòng chống dịch Covid-19 và chăm chút cho “ngôi nhà thứ hai” của mình. Những cây hoa hồng được các cô giáo trồng đang nở hoa thơm ngát chờ ngày đón học sinh trở lại.

Toàn khuôn viên trường sạch sẽ, cây cối đang bắt đầu lên xanh. Những luống rau cải thầy cô trồng phục vụ cho bếp ăn bán trú nhưng do học sinh nghỉ nên quá lứa trổ bông vàng rực kéo theo bầy ong bướm đến bay dập dìu.

Những luống rau sạch thầy cô trồng cho bữa ăn bán trú của học sinh
Những luống rau sạch thầy cô trồng cho bữa ăn bán trú của học sinh

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết: “Đầu tháng 8/2017, trận lũ quét lớn nhất trong vòng 70 năm trở lại đây đã làm cho nhiều công trình dân sinh, công trình công cộng, trong đó toàn bộ cơ sở vật chất của Trường Tiểu học xã Nậm Păm bị hư hỏng hoàn toàn. Do đó, việc đầu tư xây dựng trường học mới cho học sinh đồng bào dân tộc nơi đây là nhu cầu cấp bách”.

Thầy Trần Mạnh Hùng, hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Nặm Păm cũng bồi hồi nhớ lại lúc đó các cơ quan, chính quyền đã đến dựng tạm cho trường dãy lớp tạm để sớm ổn định việc học hành trở lại. Dù khó khăn rất nhiều nhưng thầy cô và nhân dân thôn bản cũng như các em bảo nhau phải đoàn kết, cùng cố gắng tái thiết, không làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ và tiếp nhận kiến thức.

Thầy Hùng cũng chia sẻ rằng trong những ngày khắc phục hậu quả của lũ quét có rất nhiều tổ chức, cá nhân đến tài trợ các suất học bổng, sách bút, đồ dùng học tập cho nhà trường nhưng giá trị nhất vẫn là công trình trường học này.

Phòng bán trú của các em sạch sẽ, đầy đủ vật dụng sinh hoạt
Phòng bán trú của các em sạch sẽ, đầy đủ vật dụng sinh hoạt

“Thầy cô giáo và phụ huynh cũng như các em học sinh đều rất vui mừng, phấn khởi vì sau những ngày lũ quét thiệt hại nặng nề thì lại được dạy và học trong ngôi trường khang trang, hiện đại như thế này”, thầy Hùng cho biết.

Rồi mai đây, khi dịch Covid-19 qua đi, ngôi trường đẹp như trong cổ tích này sẽ lại đón các em học sinh trở lại với những giờ học tập miệt mài rèn trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khỏe để trưởng thành, xây dựng thôn bản, quê hương và đất nước mình.

Đợt lũ quét tháng 8/2017, Trạm Y tế xã Nặm Păm cũng bị cuốn trôi hoàn toàn. Để giúp đỡ xã xây dựng Trạm Y tế mới tại bản Bâu, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ 400 triệu đồng; sau hơn một năm thi công, Trạm đã hoàn thành và đi vào hoạt động đầu tháng 9/2018.

Trạm được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Y tế, quy mô 1 nhà 2 tầng, 1 nhà bếp và các công trình phụ trợ, 7 phòng chức năng đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh. Trạm Y tế xã bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của 917 hộ dân ở 11 bản; tích cực tham mưu cho lãnh đạo xã, chỉ đạo đội ngũ nhân viên y tế bản tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc khám chữa bệnh cho bà con trong xã, Trạm còn triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban quản lý các bản tổ chức mấy trăm buổi tuyên về các nội dung: DS-KHHGĐ, an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em...

Góp phần phòng, chống thiên tai

Công trình trường học, trạm y tế xã Nặm Păm kể trên chỉ là hai trong số hàng ngàn công trình mà các tổ chức, cá nhân đã đóng góp, xây dựng trên khắp đất nước mình.

Chỉ tính riêng Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai, trong vòng 10 năm hoạt động của mình đã hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng 93 công trình CĐPTTT gồm: 38 trường tiểu học, 21 trường mầm non, 20 trạm y tế và 14 nhà văn hóa xã.

Đây là những công trình 2 tầng, vững chắc, xây dựng ở các vùng thường hay xảy ra bão, lũ; lúc bình thường thì phục vụ cho các hoạt động dân sinh, khi có thiên tai thì là nơi để bà con quanh vùng đến tạm trú, lánh nạn. Quỹ cũng hỗ trợ sửa chữa, trang bị lại 67 trường mầm non, trường tiểu học bị thiệt hại do thiên tai, bão, lũ tại 10 tỉnh.

Cùng với sự vận động chung tay góp sức của cộng đồng, Quỹ đã trồng thành công 106 ha rừng ngập mặn bảo vệ đê biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Xây dựng trạm đo mưa tự động cảnh báo lũ lụt. 87 trạm đo mưa tự động phục vụ công tác cảnh báo lũ sớm cũng được xây dựng tại các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Kon Tum.

Nhịp sống bình yên của bản làng sau lũ
Nhịp sống bình yên của bản làng sau lũ

Bên cạnh đó, Quỹ cũng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ngập lụt đến cộng đồng dân cư vùng hạ du sông Kôn (Bình Định); xây dựng 2 công trình dẫn nước sinh hoạt ở Sóc Trăng, Ninh Thuận và hỗ trợ 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ xây bể hoặc mua bồn chứa nước mưa nhằm khắc phục khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do bị hạn hán và nhiễm mặn cho 3370 hộ dân.

Những công trình vô cùng ý nghĩa này không chỉ cùng với chính quyền giúp người dân có thể dự đoán để phòng tránh mà còn giảm thiểu thiệt hại, khắc phục những hậu quả nặng nề mà mẹ thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ trút xuống.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm