Tag
Đồng bằng sông Cửu Long căng mình ứng phó với hạn mặn

Bài 2: Hạn mặn bủa vây, dân “khát” nước ngọt

Xã hội 02/03/2020 07:30
aa
TTTĐ - Năm nay tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm hơn mọi năm và có nguy cơ vượt ngưỡng hạn mặn lịch sử năm 2016. Thiếu nước ngọt không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Hiện tại, người dân ở các địa phương đang phải gồng mình chống chịu với hạn, mặn.

Bài 2: Dân miền Tây “khát” nước ngọt

Hạn mặn xuất hiện sớm ngay từ giữa tháng 12/2019 nên hầu hết các sông, rạch tại khắp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có độ mặn gia tăng đột biến ở mức cao

Bài liên quan

Mưa lớn xuất hiện kịp thời cung cấp nước tưới dưỡng cho lúa vụ Xuân

Cà Mau chủ động triển khai nhiều giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn mặn

Nhanh chóng đề xuất giải pháp ứng phó với hạn mặn tại khu vực ĐBSCL

Kiên Giang: Dự án đê biển sớm hoàn thành nhờ quyết định đúng đắn

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt

Hệ lụy kéo dài

Khảo sát thực tế của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tại một vài tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối tháng 2/2020 cho thấy, tình trạng xâm nhập mặn kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng thiệt hại lúa vụ mùa 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020 gần 33.500ha. Trong đó, vụ mùa 1.600ha, vụ Đông Xuân 17.500ha. Mức thiệt hại bằng 8,3% so với tổng cộng thiệt hại mùa khô 2015 - 2016 (năm có tổng diện tích bị thiệt hại là 405.000ha).

Đáng chú ý, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt. Hiện nay, tổng cộng khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước. Cụ thể, Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 24.000 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 11.900 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ, Tiền Giang 2.200 hộ, Trà Vinh 8.600 hộ... Các hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt đang được địa phương tăng cường giải pháp để cung cấp nước…

Đơn cử, tại huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), ngay từ giữa tháng 12/2019, các sông, rạch chính trên địa bàn huyện có độ mặn gia tăng đột biến ở mức cao. Cụ thể, tại Giao Hòa, độ mặn đã tăng từ 0,1‰ lên 10,6‰; Tiên Thủy 3‰; An Hiệp 4,4‰; Quới Sơn 3,5‰... Nhìn chung nước mặn đã xâm nhập vào tất cả hệ thống sông rạch và nguồn cấp nước của các nhà máy nước sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Ngoài việc phải mua nước ngọt với giá cao để tưới cho vườn cây ăn trái, nhiều gia đình còn phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua bạt nhựa về để ngăn mặn, chứa nước ngọt
Ngoài việc phải mua nước ngọt với giá cao để tưới cho vườn cây ăn trái, nhiều gia đình còn phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua bạt nhựa về để ngăn mặn, chứa nước ngọt

Ông Nguyễn Văn Bé, 56 tuổi, ở ấp Tân Quy, xã Tân Phú, huyện Châu Thành (Bến Tre) cho biết: “Nhà tôi trồng gần 1ha sầu riêng và chôm chôm. Đây là những loại cây chịu hạn kém, nếu quá 10 ngày không được tưới nước cây sẽ bị chết. Đáng nói, mùa hạn năm nay đến sớm nên toàn bộ người dân quanh xã tôi không kịp chuẩn bị ứng phó. Hiện tại, nước mặn đã tràn vào hết các kênh mương nội đồng, để có đủ nước tưới cho cây sầu riêng, gia đình tôi phải mua nước ngọt với giá rất cao từ 100.000 - 150.000 đồng/m3”.

Ngoài việc mua nước ngọt với giá cao để tưới cho vườn cây ăn trái, gia đình ông Bé còn phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua bạt nhựa về ngăn mặn, chứa nước ngọt. “Ngày nào gia đình tôi cũng theo dõi tình hình thời tiết và bản tin cảnh báo hạn, mặn của địa phương. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, tôi lo vườn sầu riêng nhà tôi đang bắt đầu ra trái non sẽ không trụ nổi”, ông Nguyễn Văn Bé than thở.

Theo ông Trần Văn Tiền, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành: “Hiện trên địa bàn toàn huyện đã lắp đặt hơn chục điểm đo mặn tự động. Hằng ngày, các xã cũng bố trí người đi đo độ mặn tại các điểm có nguy cơ cao để kịp thời thông tin, cảnh báo cho người dân.

Đồng thời, huyện cũng thường xuyên cử cán bộ xuống địa phương để hướng dẫn người dân cách đo độ mặn, trữ nước ngọt trong mương và cách chăm sóc vườn cây ăn trái trong điều kiện thiếu nước ngọt. Trước mắt, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì cùng bà con nhân dân nhưng cũng không biết sẽ ứng phó được bao lâu nữa”.

Nói về mức độ ảnh hưởng của hạn mặn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Lâm cho biết: Hiện hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị trên địa bàn tỉnh và hệ thống nhà máy của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre đã nhiễm mặn trên 2‰.

Do hạn mặn, tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 57.000 hộ, với 205.000 người dân sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển, khu vực cù lao… sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn dự trữ. Ngoài ra, trên 5.000ha diện tích lúa Đông Xuân có nguy cơ mất trắng. Khoảng 20.000ha cây ăn trái; hơn 72.000ha dừa; gần 1.500ha rau màu; hơn 100.000 cây giống, hoa kiểng… cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nguy cơ hạn mặn sẽ tiếp tục kéo dài

Theo dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường. Nhiều địa phương sẽ còn bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, đặc biệt là về sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.

Một trong số những địa phương được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn mặn là tỉnh Sóc Trăng. Xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đến sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng do tiếp giáp với biển và cửa sông Hậu, độ mặn cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời điểm.

Hiện độ mặn cao nhất tại trạm Long Phú là 16,9‰; Đại Ngãi 11,3‰; An Lạc Tây 7‰ (so năm 2016 độ mặn tại Đại Ngãi tăng 0,3‰; An Lạc Tây tăng 2,2‰). Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng khoảng 40 - 55km (so với năm 2016 tăng 10 - 15km). Hạn, mặn đến sớm nên việc lấy nước phục vụ sản xuất ở các huyện Long Phú, Trần Đề gặp khó khăn...

Hạn mặn kéo dài khiến gần 33.500ha lúa vụ mùa 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị mất trắng
Hạn mặn kéo dài khiến gần 33.500ha lúa vụ mùa 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị mất trắng

Ông Trần Trí Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: Vụ lúa Đông Xuân muộn năm nay trên địa bàn thị trấn sản xuất hơn 238ha. Đến nay, nhiều diện tích xem như mất trắng do xâm nhập mặn đến sớm.

Mặc dù Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú khuyến cáo người dân không sản xuất lúa vụ 3 nhưng nhiều nông dân vẫn chủ quan xuống giống. Đến nay, toàn huyện có hơn 1.500ha bị ảnh hưởng nặng, dự báo thời gian tới diện tích này tiếp tục tăng, thậm chí là mất trắng toàn bộ diện tích vụ lúa Đông Xuân muộn của địa phương.

Còn tại tỉnh An Giang, theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng nước mặn theo sông Cái Bé ở Kiên Giang đã xâm nhập vào địa phận huyện Thoại Sơn và Tri Tôn với mức độ thấp, khoảng 0,12 - 0,13‰. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn An Giang, hiện mực nước thượng lưu sông Mê Công tiếp tục xuống và ở mức thấp. Lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô năm 2020 đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 50%. Từ đó, mực nước trên các sông, kênh xuống thấp sẽ khiến hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020 tại một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra sớm, sâu và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Đặc biệt, do mực nước trên các kênh rạch xuống thấp kèm theo nắng nóng gây khô hạn, tỉnh An Giang cảnh báo khô hạn có khả năng ảnh hưởng đến 9.361ha đất sản xuất nông nghiệp tại các địa phương như: Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Đốc, Tân Châu. Vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên có gần 6.000ha bị ảnh hưởng và vùng đồng bằng ở các huyện Phú Tân, Châu Đốc, Tân Châu có hơn 4.200ha bị ảnh hưởng.

Để chủ động đối phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp và không để người dân thiếu nước sinh hoạt, các địa phương cần nhanh chóng lập kế hoạch ứng phó với hạn, mặn. Về lâu dài, các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần có phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán và xâm nhập mặn.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm