Tag

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ

Đô thị 29/03/2024 11:28
aa
TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 sẽ khai Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối giữa hạ tầng giao thông đường bộ với hệ thống giao thông hàng hải, cảng biển, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không... trong nội tỉnh và liên kết thông suốt với các địa phương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Năm 2023 kinh tế tăng trưởng vượt bậc Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm mạnh nào để phát triển kinh tế? Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời kỳ mới Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng là trung tâm logistics cấp quốc tế

Theo đó, đối với quy hoạch đường bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai các dự án phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia trên địa bàn thực hiện theo Quyết định 1454 ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, gồm: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 55, quốc lộ 56, quốc lộ 51, quốc lộ 51C và đường Ven biển.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ
Hệ thống hạ tầng giao thông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn được quan tâm hàng đầu trong quy hoạch phát triển kinh tế

Đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu có 22 tuyến đường tỉnh, trong đó có 12 tuyến hiện hữu và 10 tuyến bổ sung theo quy hoạch. Trong đó, đối với 12 tuyến đường tỉnh hiện hữu cơ bản giữ nguyên vị trí, hướng tuyến của 12 đường tỉnh; đầu tư nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến một số đoạn và xây dựng nối dài các đoạn tuyến chưa được hình thành để đảm bảo các thông số kỹ thuật, tạo thuận lợi trong đầu tư và hình thành mạng lưới giao thông thông suốt.

Đối với 10 tuyến đường tỉnh bổ sung mới được điều chỉnh từ một số đường hiện hữu, nâng cấp và đầu tư các đoạn mở mới để hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, gồm: ĐT.992B (đường Phước Hòa-Cái Mép); ĐT.992C (đường 965); ĐT.994B (đường trục chính Bà Rịa - Vũng Tàu); ĐT.994C (đoạn đường QL.51 chuyển thành đường địa phương); ĐT.994D (Đường 30/4); ĐT.994E (đường Hoàng Sa); ĐT.995C (Nghĩa Thành - Cù Bị); ĐT.996D (Châu Đức-Long Điền); ĐT.999B (Hồ Cốc - Hòa Hiệp); Đường vòng huyện Côn Đảo.

Đến 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch các luồng hàng hải: Luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải; luồng từ phao số 0 vào khu bến cảng container Cái Mép; luồng hàng hải đoạn từ thượng lưu CMIT đến thượng lưu bến cảng Tân Cảng Cái Mép (TCIT, TCTT); luồng hàng hải đoạn từ thượng lưu bến cảng Tân Cảng Cái Mép đến cảng Phước An; luồng hàng hải sông Dinh; luồng hàng hải Côn Sơn - Côn Đảo; luồng hàng hải bến Đầm - Côn Đảo; luồng vào cầu cảng Hydrocarbon.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với lợi thế tự nhiên là có cảng biển và cảng sông giúp phát triển mạnh trong lĩnh vực Logistics

Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 khu bến và các bến cảng ngoài khơi, thực hiện theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đối với đường thủy nội địa, phát triển hệ thống cảng thủy nội địa theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hành lang vận tải thuỷ nội địa kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm: Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ; Tuyến Vũng Tàu (khu cảng biển Cái Mép Thị Vải) - TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh; Tuyến vận tải thủy ven bờ phục vụ vận chuyển sang hàng từ các cảng biển của tỉnh đi về khu vực Tây Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

Phát triển tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh (khu vực đất liền) được quy hoạch trên 25 con sông - rạch lớn nhỏ với các cấp từ cấp I đến cấp VI, tổng chiều dài các đoạn luồng vận tải thủy là 110,19 km. Duy trì 50 cảng, bến thuỷ nội địa hiện hữu trên đất liền và 29 cảng bến tại Côn Đảo đang hoạt động; quy hoạch 44 cảng, bến thuỷ nội địa, gồm 14 cảng bến đã có trong quy hoạch thời kỳ trước, đang triển khai thủ tục đầu tư và bổ sung quy hoạch 30 cảng, bến thuỷ nội địa mới.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch 2 sân bay chuyên dùng sẽ mạng lại lợi thế trong lĩnh vực du lịch của tỉnh

Đối với đường sắt, tỉnh quy hoạch đường sắt quốc gia với việc xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; quy hoạch đường sắt kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đề xuất 2 nhánh kết nối vào các khu vực cảng biển và trung tâm logistics với nhánh 1 dài 5,3 km kết nối vào khu cảng biển Thị Vải, nhánh 2 dài 9,1 km kết nối vào khu cảng biển Cái Mép và trung tâm logistics Cái Mép Hạ.

Đường sắt đô thị, tỉnh quy hoạch sau năm 2030, xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị, trong đó, tuyến số 1 là tuyến hoạt động chính trên đường ven biển và bao quanh khu nội thành của thành phố Vũng Tàu; Tuyến số 2 là kết nối các đô thị ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu; Tuyến số 3 kết nối Vũng Tàu - Bà Rịa - Phú Mỹ (tuyến này có phương án kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai).

Đối với Cảng hàng không/sân bay, tỉnh phát triển cảng hàng không Côn Đảo về quy mô, cấp sân bay, công suất thiết kế, diện tích đất dự kiến thực hiện theo Quyết định số 648 ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch 02 sân bay chuyên dùng: Sân bay Gò Găng thay thế sân bay Vũng Tàu hiện nay để chuyển sang mục đích phát triển thương mại dịch vụ theo Quyết định 586/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu đến năm 2035; là sân bay cấp 3C, diện tích đất dự kiến khoảng 248,5 ha. và quy hoạch Sân bay Đất Đỏ là sân bay cấp 4C, diện tích đất dự kiến khoảng 244,3ha.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ
Tuyến đường kết nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn Vũng Vằn - đường DT994 được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí gần 5.200 tỉ đồng

Tỉnh phát triển 3 cụm cảng cạn, gồm: Cụm cảng cạn Phú Mỹ - Cái Mép phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các khu, cụm công nghiệp như KCN Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, các KCN lân cận và phân phối hàng tiêu dùng cho các khu vực.

Cụm cảng cạn Mỹ Xuân phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các các khu, cụm công nghiệp như KCN Mỹ Xuân 1, Mỹ Xuân 2, Mỹ Xuân B1-Conac, Mỹ Xuân B1-Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1-Đại Dương, các KCN lân cận và phân phối hàng tiêu dùng cho các khu vực;

Cụm cảng cạn Phước Hòa phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các các khu, cụm công nghiệp như Phú Mỹ 3, KCN Cái Mép, KCN Long Hương, các KCN lân cận và phân phối hàng tiêu dùng cho các khu vực.

Ngoài ra, tỉnh chú trọng đối với các công trình giao thông khác như xây dựng các cầu lớn vượt sông: Sông Thị Vải (cầu Phước An); Sông Mỏ Nhát (cầu Mỏ Nhát 2 trên đường 991B); Rạch Ông (cầu Rạch Ông trên đường 991B); Sông Cửa Lấp (cầu Cửa Lấp trên ĐT.994); Sông Dinh (cầu trên đoạn tuyến tránh TP.Bà Rịa của QL.51, thêm 1 đơn nguyên cầu Gò Găng trên ĐT.994); Sông Rạng (cầu trên ĐT.994); Sông Chà Và (thêm 1 đơn nguyên cầu Chà Và trên ĐT.994); Sông Cỏ Mây (cầu trên ĐT.994B); Rạch Cây Khế (cầu trên ĐT.994B).

Xây dựng 2 hầm đường bộ trên địa bàn huyện Côn Đảo: Hầm xuyên núi Lò Vôi và hầm xuyên núi Nhà Bàn. Xây dựng bến xe, dự kiến đến năm 2030, toàn tỉnh có 20 bến xe, gồm: thành phố Vũng Tàu 2 bến, thành phố Bà Rịa 3 bến, thị xã Phú Mỹ 2 bến, huyện Châu Đức 4 bến, huyện Long Điền và Đất Đỏ 6 bến, huyện Xuyên Mộc 3 bến. Xây dựng mới các trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc và các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh giá, việc quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và nội tỉnh, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, hội nhập mạnh hơn với cả vùng, cả nước và quốc tế, phù hợp với yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai.

Đọc thêm

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Xem thêm