Tag

Ấn tượng cách người Hà Nội thưởng trà

Người Hà Nội 20/04/2023 10:16
aa
TTTĐ - Thưởng trà là một thú vui tao nhã của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Trong mỗi tách trà ấy chứa đựng cả một bầu trời lễ nghi và triết lý cuộc sống được người xưa đúc kết qua ngàn năm lịch sử. Sự cầu kỳ của nghệ thuật ướp trà, sự tỉ mỉ của nghệ thuật pha trà, sự thanh tao trong nghệ thuật thưởng trà… tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà đặc biệt của người Hà Nội xưa.
Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Nâng niu từng búp trà

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, nơi gặp gỡ của những giá trị văn hóa tinh túy nhất cả nước. Đảm nhiệm vai trò là đầu não, trái tim của đất nước, nên trong quá trình giao lưu và hội nhập, Hà Nội luôn là điểm đi tiên phong để đón nhận những giá trị văn hóa, những bước chuyển mình mạnh mẽ nhất.

Người Hà Nội tài hoa, thanh lịch trong từng cử chỉ và lời nói. Nét tinh tế được thể hiện trong lối sống, trong từng sản phẩm làm ra. Những thức quà Hà Nội dù nhỏ bé, đơn giản, mộc mạc nhưng chất chứa nhiều tâm huyết cũng như bí quyết độc đáo để không thể trộn lẫn, ít nơi nào có thể sánh được.

Ấm trà xưa (Ảnh tư liệu)
Ấm trà xưa (Ảnh tư liệu)

Hà Nội không phải là mảnh đất trồng trà nhưng lại là nơi đánh dấu, là điểm nhấn để khẳng định sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa trà Việt. Nơi đây là địa điểm giao thương và buôn bán những sản vật quý của từng địa phương, nơi hội tụ những mặt hàng có giá trị và tinh tế nhất. Và trà cũng là một trong những sản phẩm được người Hà Nội xưa rất ưa chuộng, nâng niu.

Người xưa có câu "Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh", câu này có nghĩa, uống trà cần có nước tốt, trà ngon, cách pha trà chuẩn, ấm trà và bạn trà. Có khoảng 7 bước để pha trà sen, loại trà được ướp kỳ công vô cùng. Đây cũng chính là loại trà đặc trưng nhất của người Hà Nội, nó ấn tượng là bởi trà sau khi hái và chế biến, được người ta khéo léo nhét vào búp sen, ủ cho thật thơm.

Khi thưởng thức, đầu tiên thực khách nhẹ nhàng tách cánh hoa sen để lấy trà bên trong. Tiếp theo, cho trà vào khay tre và chỉ dùng trà để pha. Trước khi pha trà cần tráng nóng ấm chén bằng nước sôi. Sau đó chậm rãi gạt trà vào ấm, ủ trong ấm 3 phút để hơi nóng của ấm đánh thức hương thơm của trà. Dùng nước sôi khoảng 80 - 85 độ C rót vào ấm. Ngâm trà từ 30 giây đến một phút, nếu uống đậm có thể ngâm lâu hơn. Cuối cùng, rót trà từ ấm ra chén tống, rồi rót sang các chén quân (chén nhỏ) để thưởng thức. Một búp trà sen có thể pha khoảng 2 đến 7 nước, tùy theo loại trà bên trong.

Chén trà sen
Chén trà sen

Một bình trà sen cho nước trong vắt, dậy hương. Người thưởng thức chưa nên dùng ngay mà nhẹ nhàng đưa chén lên mũi để cảm nhận mùi thơm của trà. Sau đó, nhấp một ngụm nhỏ và từ từ nhâm nhi hết chén trà. Trà sen là sự kết hợp của các hương vị thơm, ngọt, chát. Vị chát của trà, vị ngọt và thơm của bông hoa.

Trà sen được xem như một đặc sản của đất Hà Thành, còn thưởng trà sen là một nghệ thuật. Bởi, người thưởng trà phải tinh tế mới có thể cảm nhận hết nét thanh tao trong chén trà. Cứ đến mùa hoa, người Hà Nội lại có thú ngắm hoa, nhâm nhi chén trà sen thơm dịu và đàm đạo sự đời.

Văn hóa thưởng trà của người Thủ đô

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Những công phu đó, dần trở thành lễ nghi. Trong ấm trà ngon, người ta thấy phảng phất một mùi thơ và một vị triết lý.

Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”.

Ấn tượng cách người Hà Nội thưởng trà

Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà.

Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.

Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nháp nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hóa.

Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.

Ấn tượng cách người Hà Nội thưởng trà

Trong cái nắng oi ả của những ngày Hà Nội vào đầu hạ, trải lòng mình trong màu xanh mát dịu của những đầm sen và từ từ cảm nhận mùi hương thơm thoảng nhẹ cứ lan toả trong một không gian rộng lớn.

Một mùa sen nữa lại về, người Hà Nội hối hả tìm mua những bông sen thật đẹp, thật tươi đem về làm duyên cho ngôi nhà của họ, còn những người trồng sen quanh Hồ Tây lại bắt đầu tỉ mẩn với những công đoạn ướp trà sen.

Hà Nội bao nhiêu năm vẫn thế, vẫn giữ được những nét đẹp dung dị trong nghệ thuật thưởng thức trà. Ở đâu đó giữa lòng Hà Nội, người ta lại dễ dàng nhận thấy những chén trà sen thơm dịu, ấm nóng xoay tròn bên những câu chuyện. Đó dường như đã trở thành nét đẹp, nét văn hóa ngàn xưa làm say đắm bao người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành này!

Đọc thêm

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Người Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có bài tham luận về Phát triển du lịch Hà Nội gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc Người Hà Nội

Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

TTTĐ - Được mệnh danh là “thủ phủ hoa hồng”, với 600ha trồng hoa các loại, huyện Mê Linh đã và đang tận dụng tối đa ưu thế từ các loại cây đầy màu sắc và giá trị kinh tế cao này.
Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Người Hà Nội

Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

TTTĐ - Chủ động, sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã phát huy sức trẻ và sự tiên phong trong thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, góp phần tích cực vào xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực Nhịp điệu cuộc sống

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc Người Hà Nội

Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc

TTTĐ - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Huyện Thanh Oai, Hà Nội, thời gian qua đã tích cực gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình, góp phần hình thành những con người mới đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay của đất nước.
Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững Người Hà Nội

Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng thanh lịch và văn minh, việc triển khai thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng yếu. Điều này không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống mà còn nâng cao chất lượng đời sống xã hội và xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững.
Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc Người Hà Nội

Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

TTTĐ - Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.
Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Xem thêm