Tag

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

Người Hà Nội 13/12/2024 11:56
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Thu về nhớ Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Hơn nửa thế kỷ với “Cái Tết của Mèo Con” của nhà văn Nguyễn Đình Thi

Mỗi tác phẩm là nỗi niềm trăn trở về số phận con người

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, nhà văn hóa lớn, người đã để lại những đóng góp quan trọng trong sáng tác văn học, âm nhạc, sân khấu và lý luận phê bình nghệ thuật cũng như hoạt động lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ. Trong sáng tạo văn nghệ, ông là một nghệ sĩ đầy tài năng, bản lĩnh, trách nhiệm với văn nghệ, với Tổ quốc, với Nhân dân.

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi (Ảnh tư liệu)
Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi (Ảnh tư liệu)

Tác phẩm của ông là nỗi niềm trăn trở về số phận, niềm vui, nỗi đau và khát vọng tự do, khát vọng sáng tạo nghệ thuật của con người. Ông là người góp phần quan trọng trong việc đổi mới tư duy và cách tân nghệ thuật, là người đi tiên phong trong đổi mới thơ, ca khúc, văn xuôi, kịch thời kỳ đầu.

Nhà lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu, Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đánh giá: Bên cạnh tính lịch sử, cách mạng bởi sự gắn kết với những thăng trầm của đất nước, những bài hát của ông còn là dấu ấn cho sự hình thành nền ca khúc cách mạng. Song, tác phẩm vẫn được hát, được yêu thích sau gần 80 năm qua không thể chỉ dựa vào ý nghĩa lịch sử mà chính là nhờ vào giá trị nghệ thuật.

Cái đẹp biểu hiện ở sự sáng tạo, ở nền tảng văn hóa. Người ta vẫn nói “văn là người” thì nhạc cũng là người. Nếu trong văn ở Nguyễn Đình Thi có một “người thơ” độc đáo và tự do, không bị trói buộc vào khuôn mẫu cấu trúc hay âm vần, vào số từ trong câu hay số câu trong bài thì trong nhạc cũng có một Nguyễn Đình Thi tiên phong, sớm hướng tới cái mới chưa biết đến bao giờ trong cấu trúc và hình thức âm nhạc, cũng như xu hướng tư duy khí nhạc trong ngôn ngữ thanh nhạc.

Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học nhận định, toàn bộ những sáng tác thuộc các thể loại của Nguyễn Đình Thi đều thực hiện theo phương châm nhất quán: đổi mới. Ông quan niệm cuộc đời mới, chế độ xã hội mới, thị hiếu mới của công chúng thì văn nghệ phải đổi mới.

Trong vai trò của người lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, Nguyễn Đình Thi rất coi trọng tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ đối với sự phát triển bền vững đất nước. Đó là phong cách lãnh đạo cởi mở, là thái độ tôn trọng, gắn bó, vừa là người bạn, người đồng hành, người thầy, người truyền cảm hứng, là tri âm, tri kỷ của văn nghệ sĩ.

Đến nay, các thế hệ các văn nghệ sĩ Việt Nam vẫn đã, đang kế thừa và phát huy những thành tựu của Nguyễn Đình Thi; vẫn tiếp tục đổi mới, sáng tạo dựa trên nền tảng truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhiều văn nghệ sĩ đánh giá cao tính thời đại trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi, điều này được thể hiện qua khả năng đối thoại với thế hệ hôm nay về các vấn đề từ bảo vệ bản sắc văn hóa trong toàn cầu hóa đến xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, nhân văn.

Bảo tồn, phát huy di sản của Nguyễn Đình Thi

Dù di sản của Nguyễn Đình Thi có giá trị to lớn nhưng thách thức đặt ra là sự thay đổi mạnh mẽ trong năng lực thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, có thể khiến các tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử của ông có thể trở nên khó tiếp cận.

Ngoài ra, việc quảng bá và dịch thuật các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ở trong nước và ra nước ngoài vẫn còn hạn chế, khiến giá trị của di sản ông để lại chưa được lan tỏa một cách xứng đáng.

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi
Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học chia sẻ về những tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, các nền tảng trực tuyến đã trở thành công cụ hữu hiệu để giới thiệu di sản Nguyễn Đình Thi đến với công chúng toàn cầu. Các tác phẩm của ông có thể được số hóa, xuất bản dưới dạng sản phẩm, ấn phẩm điện tử hoặc được giới thiệu qua các kênh truyền thông trên mạng xã hội, từ đó tiếp cận rộng rãi hơn với công chún, nhất là giới trẻ.

Hiện nay, một số tác phẩm của Nguyễn Đình Thi đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học, trở thành nguồn tư liệu quý giá để thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, văn nghệ dân tộc.

Các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ đều nhấn mạnh, để di sản của Nguyễn Đình Thi trở thành một phần của văn hóa, văn nghệ Việt Nam, cần có sự đầu tư đồng bộ và lâu dài, từ công tác in ấn, dịch thuật, quảng bá, đến việc tận dụng các nền tảng công nghệ số, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo công chúng.

Tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản của Nguyễn Đình Thi. Trước hết, chúng ta cần coi trọng việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Đình Thi ở các cấp học, từ phổ thông đến đại học, để thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn di sản của ông cũng như thế hệ đi trước.

Hai là đẩy mạnh quảng bá quốc tế bằng hình thức đầu tư nhiều hơn vào việc dịch thuật và xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ra nhiều ngôn ngữ, nhiều sản phẩm văn nghệ bằng các công nghệ khác nhau. Cần tính đến việc hợp tác với các nhà xuất bản và dịch giả uy tín quốc tế để tăng khả năng tiếp cận của công chúng bên ngoài; tổ chức giới thiệu Nguyễn Đình Thi trong các sự kiện văn hóa, văn nghệ như hội thảo, triển lãm hay liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ số để số hóa các tác phẩm, xây dựng các nền tảng trực tuyến để lưu trữ dữ liệu và giới thiệu về Nguyễn Đình Thi. Các mạng xã hội và kênh truyền thông cũng có thể được tận dụng để quảng bá.

Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đại học và viện nghiên cứu văn hóa có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và gia tăng ảnh hưởng của di sản Nguyễn Đình Thi ở trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để xây dựng các dự án nghiên cứu và quảng bá dài hạn.

Có thể khẳng định, di sản của Nguyễn Đình Thi như một cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Tác phẩm của ông không chỉ khai thác giá trị văn hóa truyền thống mà còn mở rộng ra những tư duy, tầm nhìn mới mẻ, hiện đại, giúp văn hóa Việt Nam có thể giao lưu và hội nhập với các nền văn hóa khác mà không đánh mất bản sắc, thậm chí để làm giàu thêm cho văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại. Di sản văn hóa nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi sẽ sống mãi trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê Người Hà Nội

Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê

TTTĐ - Hình ảnh những chàng trai, cô gái thôn Lam Sơn (huyện Thường Tín, Hà Nội) say sưa luyện tập múa Lân sư rồng đã khắc họa một bức tranh đẹp về tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch

TTTĐ - Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp cùng Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo.
Lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Là cơ quan tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND thành phố về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu trong việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ để lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Những hình ảnh tái hiện Thủ đô thời xa xưa Người Hà Nội

Những hình ảnh tái hiện Thủ đô thời xa xưa

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội giữa những năm 1960 - 1980, không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước mà còn là biểu tượng của một thời kỳ khốn khó nhưng đầy ý chí. Thời bao cấp đi qua để lại những ký ức sâu đậm trong lòng người Hà thành, khi mỗi bữa cơm, mỗi giấc mơ, và cả những niềm vui giản dị nhất đều được dệt nên từ gian khó.
Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp Người Hà Nội

Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp

TTTĐ - Trên chặng đường phát triển của Hà Nội, những công trình kiến trúc thời bao cấp làm nên bản sắc văn hóa của Thủ đô. Theo các chuyên gia, giữ lại các công trình kiến trúc thời bao cấp cũng là giữ một phần “hồn” đô thị của Hà Nội.
Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ... Người Hà Nội

Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ...

TTTĐ - Việc đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình tuyên truyền di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn chính là tôn vinh di tích, thúc đẩy những giá trị ngàn xưa cha ông để lại trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ, tham gia vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa tại Hà Nội.
"Đêm Trúc Bạch" gợi lại những câu chuyện xưa Người Hà Nội

"Đêm Trúc Bạch" gợi lại những câu chuyện xưa

TTTĐ - Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại Đảo Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) đã lại mang trải nghiệm độc đáo tới du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn. Ai cũng muốn tìm hiểu, đặt thật nhiều câu hỏi rằng: "Thế hệ trước, ông bà cha mẹ chúng ta đã sống qua thời đất nước đổi mới ra sao?".
Phát huy giá trị lịch sử di tích đình Mễ Trì Hạ Người Hà Nội

Phát huy giá trị lịch sử di tích đình Mễ Trì Hạ

TTTĐ - Sáng 29/11, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phối hợp cùng UBND phường Mễ Trì long trọng tổ chức lễ gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhân dân Mễ Trì tại đình Mễ Trì Hạ.
Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc Người Hà Nội

Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc

TTTĐ - “Làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước” là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” chỉ ra.
Xem thêm