Tag

Ăn dồi mua ở chợ, người đàn ông mắc liên cầu lợn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 01/11/2023 18:00
aa
TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết mới tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Đ.V.T. (nam, 39 tuổi đến từ Nghệ An) mắc liên cầu lợn.
Chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người Hai bệnh nhân mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh Tăng cường các biện pháp phòng, chống nhiễm liên cầu lợn trên người Tập huấn phòng, chống bệnh liên cầu lợn cho người dân

Cụ thể, bệnh nhân nam Đ.V.T (39 tuổi, đến từ Nghệ An) có tiền sử bị gout phát hiện cách đây 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên. Bệnh nhân có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.

Bốn ngày trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân có mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều.

Bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư, được chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân còn xuất hiện thêm các ban toàn thân.

Bệnh nhân phải cắt cụt chân tay do bị hoại tử vì mắc liên cầu lợn.
Bệnh nhân phải cắt cụt chân tay do bị hoại tử vì mắc liên cầu lợn.

Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt. Anh T được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu…

Hiện tại, bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống, để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.

Bác sĩ Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống cho biết: "Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở 2 bàn tay.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã được chuyển trở lại Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển tốt".

BS Phạm Văn Phúc cho hay, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín.

Do đó, không chỉ ăn tiết canh mà ngay cả khi giết mổ, chế biến lợn không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Theo chuyên gia này, nhiễm khuẩn liên cầu lợn có nhiều thể bệnh nhưng có 2 thể chính là: Thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và nặng. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Thể thứ hai là viêm màng não, thường tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có những biến chứng về lâu dài như liệt, các di chứng về mặt thần kinh.

"Bệnh trở nặng rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người. Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở Khoa Hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt", BS Phúc nhấn mạnh.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, BS Phúc khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Đặc biệt, người dân phải nấu chín thịt lợn khi ăn; không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn và dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Đọc thêm

Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu Tin Y tế

Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, giám sát bệnh nhân ngộ độc methanol tại thôn Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu dừng lưu thông ngay và truy xuất tận cùng nguồn gốc của loại rượu ở Thái Nguyên khiến 5 người sử dụng phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Giới trẻ nói không với thực phẩm bẩn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Giới trẻ nói không với thực phẩm bẩn

TTTĐ - An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội…
Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn TP Hà Nội”.
Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở hành nghề dược tư nhân và 5 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm