Tag

Hai bệnh nhân mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh

Tin Y tế 15/03/2023 17:00
aa
TTTĐ - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, bệnh viện đã tiếp nhận hai bệnh nhân được ở Nam Định chuyển tuyến, trong đó người đàn ông có các triệu chứng bệnh liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, còn người phụ nữ làm nghề giết mổ lợn.
Ăn tiết canh trong dịp Tết, 3 người mắc liên cầu lợn Bệnh liên cầu lợn "ngấp ghé" trong dịp Tết, thực phẩm cần tránh xa Cảnh báo bệnh liên cầu lợn dịp Tết Chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người

Liên tiếp phát hiện những ca mắc liên cầu lợn

Trường hợp thứ nhất là nam bệnh nhân Đ.T.D (51 tuổi, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có tiền sử tăng huyết áp, xơ gan, uống rượu nhiều năm.

Theo lời kể của bệnh nhân, sau một ngày ăn tiết canh có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, rét run, nhiệt độ lên đến 39-40 độ, bệnh nhân D. được nhập viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong tình trạng khó thở, thở nhanh, tụt huyết áp (HA: 60/40mmHg).

bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn - xơ gan, truyền dịch, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao, tình trạng ít cải thiện và được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, da niêm mạc tái nhợt, môi khô lưỡi bẩn, sốt cao, khó thở, nghe phổi có giảm thông khí. Bệnh nhân được chẩn đoán, nhiễm trùng huyết có sốc - viêm phổi, cấy máu S.suis, được điều trị kháng sinh tĩnh mạch liều cao, giảm đau, chống viêm, hạ sốt.

Những ngày đầu điều trị, bệnh nhân còn sốt cao, rét run liên tục, nhiệt độ thường xuyên ở mức 39-40 độ. Hiện tại, sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân đã cắt sốt, hết khó thở, tình trạng nhiễm trùng giảm.

Theo bệnh nhân Đ.T.D, trước khi bị bệnh, anh có ăn tiết canh, sau đó tham gia thái thịt lợn hộ đám cưới. Chỉ sau một đêm ăn tiết canh, bệnh nhân sốt cao 40 độ và được đưa nhập viện ngay.

Bệnh nhân thứ hai là Đ.T.C, nữ, 44 tuổi, ở Giao Thuỷ, Nam Định làm nghề giết mổ lợn. Bệnh nhân nhập viện vì giảm ý thức.

Theo người nhà kể, bệnh nhân mệt mỏi, sốt không rõ nhiệt độ. Nửa đêm (3 giờ sáng) cùng ngày vào viện, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng kích thích, vật vã gọi hỏi không trả lời, sau đó, nhanh chóng rơi vào hôn mê, suy hô hấp.

Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã được đặt ống nội khí quản và được chẩn đoán viêm màng não và chuyển Bệnh viện bệnh Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, ban xuất huyết dạng đám, dải vùng cẳng bàn tay, bàn chân 2 bên, phổi có tình trạng viêm.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết - Viêm màng não mủ - viêm phổi. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được chọc dịch não tủy để đánh giá, dịch não tủy chảy ra đục mủ như nước vo gạo. Bệnh nhân hôn mê điều trị thở máy.

Hiện tại, bệnh nhân Đ.T.C đã tỉnh và được rút ống nội khí quản. Sau 17 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, thở khí phòng bình thường, huyết động ổn định.

Cả hai bệnh nhân trên khi nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều được cấy máu phát hiện vi khuẩn STreptococcus (liên cầu khuẩn lợn).

Từ đầu tháng 3 đến nay, các bệnh viện ở phía Bắc tiếp nhận nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể gây tử vong

Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.

Bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn tiết canh lợn để phòng bệnh liên cầu lợn.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn tiết canh lợn để phòng bệnh liên cầu lợn

Người nhiễm liên cầu lợn có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa, sốt, xuất huyết, viêm màng não. Khi trở nặng, bệnh gây sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp, suy đa tạng dẫn tới tử vong.

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương lưu ý, bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách tốt nhất để tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn là phòng bệnh. Bởi, khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, mà chỉ điều trị bằng kháng sinh thời gian dài, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những tháng đầu năm 2023, đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người tại một số tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, đã có 2 trường hợp mắc bệnh này.

Để chủ động phòng, chống, lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, triển khai ngay các biện pháp xử lý ổ dịch.

Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Sở Y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc giám sát, phát hiện các dịch bệnh trên đàn lợn mà thuận lợi cho liên cầu lợn bùng phát như dịch bệnh tai xanh, từ đó kịp thời chia sẻ thông tin để có những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang người.

Các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt chú ý những trường hợp người bệnh có triệu chứng nghi nhiễm liên cầu lợn, khai thác tiền sử dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm điều trị bệnh nhân kịp thời để tránh tử vong và thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch.

Đọc thêm

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe Tin Y tế

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đón tiếp phái đoàn Giáo dục và Đào tạo Nghề (VET) Australia đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.
Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường Tin Y tế

Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200, trong đó đề nghị phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...
Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 3 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) luôn tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp với ngành Y tế trong phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh Tin Y tế

Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 3419/KH-SYT về nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động Tin Y tế

Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động

TTTĐ - Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 107 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 2 tháng vì dính hàng loạt vi phạm.
Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+ Tin Y tế

Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, trên các website và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép liên quan đến NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) hoàn toàn thiếu bằng chứng khoa học về tác dụng chống lão hóa, tăng cường năng lượng, sức khỏe, sắc đẹp… Sản phẩm này chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế.
Bộ Y tế khen ngợi bác sĩ hỗ trợ cứu cháu bé đuối nước Tin Y tế

Bộ Y tế khen ngợi bác sĩ hỗ trợ cứu cháu bé đuối nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư khen ngợi BS Phan Nhân Hậu, Trưởng Khoa Ngoại - Gây mê hồi sức, Bệnh viện đa khoa Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu Tin Y tế

Kết quả điều tra ban đầu vụ 5 người nghi ngộ độc rượu

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, giám sát bệnh nhân ngộ độc methanol tại thôn Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Xem thêm