Tag
TP Hồ Chí Minh:

44 doanh nghiệp tiêu dùng cam kết giữ giá bán để kích cầu mua sắm

Thị trường - Tài chính 03/04/2023 22:55
aa
TTTĐ - Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, điểm mới của Chương trình bình ổn thị trường năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 là nhiều doanh nghiệp tham gia đều cam kết giữ giá cho người tiêu dùng để kéo sức mua tăng trở lại.
Nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Hà Nội: 44 doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa dịp cuối năm Khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất, bình ổn giá thị trường để đảm bảo đời sống người lao động

Chiều 3/4, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo thông tin về những hoạt động của ngành Công thương Quý I năm 2023 và các kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.

Chú thích ảnh Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về hoạt động của ngành công thương vào chiều 3/4.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về hoạt động của ngành vào chiều 3/4

Tại đây, ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, Chương trình bình ổn thị trường năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 có 44 doanh nghiệp tham gia các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu (đã bao gồm mặt hàng sữa), tăng 3 doanh nghiệp so năm 2022; 11 doanh nghiệp bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ học tập, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao.

"Điểm mới khi thực hiện chương trình năm nay là đa số doanh nghiệp cam kết giữ giá để chia sẻ khó khăn, kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Theo đó, những điều chỉnh lớn về quy định giá bán đều dựa trên cơ sở thống nhất của các bên: Doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp phân phối, cơ quan Nhà nước (dưới sự chủ trì của Sở Tài chính)... qua đó tạo sự đồng thuận cao, đảm bảo ổn định giá, lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng", ông Ngô Hồng Y nói.

Cũng theo ông Ngô Hồng Y, so với năm trước, Chương trình bình ổn thị trường năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 bổ sung thêm nhiều nhóm mặt hàng như: Các mặt hàng bột, các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thủy hải sản, các mặt hàng cháo tươi, súp dinh dưỡng đóng gói, các mặt hàng đặc sản vùng miền như rong nho, măng, nấm, măng chua…; Giấy kiểm tra, giấy thủ công, giấy bao tập, giấy kê tay, nhãn học sinh, tập chép nhạc, sổ giáo án, tập vẽ, thời khóa biểu…

Căn cứ nhu cầu, sức mua, kết quả cung ứng năm 2022, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2023 tăng 3 - 5% so năm 2022; Chiếm từ 23% đến 31% thị phần trong tháng thường, từ 25% đến 43% nhu cầu thị trường trong tháng Tết, đủ sức chi phối, điều tiết thị trường.

Là một trong những doanh nghiệp phân phối tham gia bình ổn giá cho người tiêu dùng theo chương trình bình ổn giá năm 2023, ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Điều hành Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, đơn vị cam kết giữ giá ổn định thông qua việc cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả hợp lý với nguồn cung dồi dào, ổn định; Ngoài ra cũng đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

"Trong quý II/2023, Công ty MM Mega Market Việt Nam sẽ có nhiều chương trình dành cho người tiêu dùng cả nước với hơn 40 mặt hàng tươi sống như: Các loại thịt heo, thịt gà, thịt bò, hải sản và đa dạng rau củ, trái cây... với mức giá ưu đãi tốt như chợ đầu mối, nhờ vào việc thu mua trực tiếp từ vùng trồng trọt và chăn nuôi, theo mô hình khép kín “từ trang trại đến bàn ăn", vị này cho biết.

Đặc biệt, công ty sẽ áp dụng "khoá giá" hơn 500 sản phẩm thiết yếu trên toàn hệ thống như: Bánh tươi, thực phẩm chế biến, nước giải khát, vật dụng gia đình, bánh - kẹo - ngũ cốc, thực phẩm và nhu yếu phẩm... Công ty cam kết những sản phẩm này luôn có chất lượng cao nhất với giá thành tốt nhất tại các hệ thống của đơn vị.

"Để người dân lựa chọn đúng mặt hàng bình ổn giá, đơn vị cũng sắp xếp sản phẩm theo từng ngành hàng và mỗi ngành hàng đều được gắn nhãn “khóa giá”", ông Nguyễn Đức Toàn cho biết thêm.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cam kết sẽ đồng hành với doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc có thể kiến nghị để Sở có những giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Đọc thêm

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3 Thị trường - Tài chính

Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có Công điện số 03/CĐ-TCDT gửi 15 Cục dự trữ nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xem thêm