100% số xã của Hà Nội hoàn thành các tiêu chí giáo dục, y tế
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm quan Trường Mầm non Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội)
Bài liên quan
Nông thôn mới Hà Nội tập trung thực hiện nhiệm vụ “kép”
Hà Nội nỗ lực đảm bảo các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Hà Nội đề xuất 6 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao
Xây dựng Nông thôn mới - phong trào thi đua thiết thực nhất ở ngoại thành
Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy
Ba Vì huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới
Chương trình nông thôn mới làm nên những ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia
Số liệu thống kê của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” cho thấy, đối với tiêu chí giáo dục và đào tạo, đến nay, toàn thành phố có 244/475 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 51%); 345/467 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 74%); 290/425 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 68%); 38/74 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 51%).
Hà Nội có 100% các huyện, thị xã và 100% các xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và công tác xóa mù chữ.
Thành phố có 380/386 xã bảo đảm tỷ lệ huy động trên 90% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục theo học lên trung học phổ thông, bổ túc, trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. So với Bộ tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, đến nay 100% số xã trên địa bàn thành phố đạt và cơ bản đạt tiêu chí về giáo dục và đào tạo.
Đối với tiêu chí y tế, thời gian qua, cả hệ thống chính trị thành phố tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với triển khai mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, công tác khám chữa bệnh tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Cùng với đó, Hà Nội cũng triển khai mô hình bệnh viện vệ sinh, bệnh viện xanh - sạch - đẹp. So với Bộ tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, trên địa bàn thành phố có 100% số xã đạt và cơ bản đạt.
Đối với tiêu chí văn hóa, hiện nay các địa phương đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao; giúp nhau phát triển kinh tế; tạo lập cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; xoá bỏ các hủ tục, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh; hình thành môi trường văn hóa lành mạnh.
Công tác đăng ký, bình xét, công nhận, trao tặng danh hiệu, xây dựng “Làng văn hóa” được các huyện, thị xã chú trọng. Các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn từng bước đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất được tăng cường, một số trung tâm văn hóa - thể thao được đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động và khai thác có hiệu quả, phục vụ nhu cầu của người dân.
Hệ thống các thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả đã thu hút số lượng lớn quần chúng, nhân dân tham gia, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. So với Bộ tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, thành phố có 370 xã đạt và cơ bản đạt, còn 12 xã chưa đạt.
Bên cạnh những tiêu chí Hà Nội dễ dàng đạt và cơ bản đạt được thì vẫn còn một số tiêu chí gặp khó khăn như tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Cụ thể, bằng nhiều nỗ lực, đến nay, trên địa bàn thành phố, tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh là 100%, trong đó, có 75% số hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh, đáng chú ý đã có 100% các hộ kinh doanh thực phẩm đã ký cam kết bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm. So với Bộ tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, trên địa bàn thành phố có 380 xã đạt và cơ bản đạt, chỉ còn 2 xã chưa đạt.